Công Ty Vietland Lừa Đảo Có Thật Hay Không? đang là thông tin khiến nhiều khách hàng đầu tư bất động sản hoang mang. Thật hư tin đồn này bắt đầu từ đâu, cùng luadao.info tìm hiểu dưới bài viết sau đây.
Một số dự án của Công ty Vietland
Hiện tại công ty Vietland đã nắm trong tay nhiều dự án bạc tỷ, để kinh doanh và mua bán. Những dự án chính mà công ty đang trong quá trình thực hiện là:
Tin đồn Công Ty Vietland Lừa Đảo Có Thật Hay Không?
Qua tìm hiểu các nguồn tin từ Internet để làm rõ thông tin về Công ty Vietland, luadao.info đã sưu tầm được những nội dung được cho là Vietland lừa đảo.
Đầu tiên là thông tin Công ty Vietland đang phát triển những dự án “ma” trên những địa bàn tái định cư để lừa đảo khách hàng. Theo ông Đạt hiện là phó chủ tịch UBND P. Tân Thới Nhất. Q.12, hiện nay không hề có dự án nào đang triển khai trên những khu vực này và cảnh báo mọi người không được mua những nơi quy hoạch không có giấy phép.
Để trả lời cho sự việc trên, công ty cũng đã có những đính chính với báo chí rằng mình luôn kinh doanh những sản phẩm thực, không hề nhúng tay vào đường dây mua bán trái phép và lừa gạt khách hàng. Đấy có thể là những công ty nhái tên thương hiệu lớn để lừa đảo đang tràn lan trên thị, nếu chưa điều tra kỹ thì không nên tung tin đồn cho Vietland.
Qua những thông tin trên luadao.info có nhận xét khách quan cho rằng, khách hàng nếu mua đất hoặc những dự án có giá trị tầm cỡ thì nên bỏ thời gian tìm hiểu, và xem xét kỹ càng các giấy phép, hợp đồng mua bán có hiệu lực để bảo vệ quyền lợi của mình.
Việc đồn thổi Công ty Vietland lừa đảo có thật hay không đến nay vẫn chưa thấy báo chí của chính quyền nhà nước đưa tin xác thực, nên đây có thể chỉ là lời đồn thất thiệt tùy thuộc vào khách hàng đã mua dự án của công ty và có nhận xét riêng của mình về chất lượng và dịch vụ
Có những câu chuyện đầy rẫy với những trò lừa đảo, khi mà những lời hứa về cơ hội giàu có và thành công nhanh chóng trở thành một bức tranh huyền thoại. Trong số đó, Công ty TLC đã nổi lên như một ngôi sao sáng, hứa hẹn mang lại cơ hội thay đổi cuộc sống cho bất kỳ ai dám mạo hiểm. Tuy nhiên, đằng sau lớp vỏ hào nhoáng đó là một thế giới đen tối của sự lừa dối và mất niềm tin.
Công ty TLC xuất hiện như một phép màu, với những quảng cáo hấp dẫn và lời hứa mê hoặc về việc kiếm được hàng ngàn đô la mỗi tháng chỉ trong vài tuần làm việc. Họ tự ví mình là "cánh cửa mở ra thành công" và "chìa khóa của tương lai phồn thịnh".
Không ít người đã rơi vào bẫy với những lời hứa này, hy vọng rằng họ sẽ tìm thấy một cơ hội thực sự để thay đổi cuộc sống của mình.
Tuy nhiên, thực tế lại không như vậy. Công ty TLC không phải là một cánh cửa dẫn đến thành công, mà thay vào đó, là một cánh cửa đưa đến cảnh báo và thất bại. Họ hoạt động dưới hình thức một hệ thống đa cấp, nơi người tham gia được kích thích bằng những lời hứa hão huyền và sau đó bị bỏ rơi khi họ không còn đủ đắc khái hơn.
Một số người đã mất hết tiền bạc của họ, mất đi sự tự tin và niềm tin vào bất kỳ cơ hội nào khác. Hậu quả của việc tin tưởng vào một công ty như TLC không chỉ là tài chính mà còn là sự tổn thương tinh thần sâu sắc.
Để tránh rơi vào bẫy của những công ty như TLC, người tiêu dùng cần phải cẩn trọng và thận trọng với những lời hứa quá mức và không có căn cứ. Đừng dễ dàng tin vào những lời đánh lừa và luôn luôn nghi ngờ khi có bất kỳ điều gì nghe có vẻ quá tốt để làm đúng.
Hơn nữa, cần phải có sự nâng cao nhận thức và giáo dục đối với cộng đồng về các hình thức lừa đảo này. Việc chia sẻ thông tin và kinh nghiệm cá nhân có thể giúp ngăn chặn nhiều người khác khỏi việc rơi vào cạm bẫy tương tự.
Việc chính phủ và các cơ quan chức năng tiến hành điều tra và kiểm soát các hoạt động của các công ty đa cấp là rất cần thiết. Họ cần phải thực hiện các biện pháp cứng rắn để ngăn chặn những hành vi lừa đảo và bảo vệ người tiêu dùng.
Chỉ khi mọi người đồng lòng hành động và đưa ra những biện pháp cụ thể để ngăn chặn sự lừa dối, chúng ta mới có thể xây dựng một cộng đồng mạnh mẽ và công bằng hơn.
-20%4.9 1.348.000₫1.685.000₫ (929)-22%4.8 1.952.000₫2.502.000₫ (725)-20%4.7 2.764.000₫3.455.000₫ (625)-17%4.5 1.860.000₫2.240.000₫ (468)-17%4.7 3.945.000₫4.753.000₫ (346)-17%4.6 2.235.000₫2.692.000₫ (462)-20%4.7 1.325.000₫1.656.000₫ (517)-20%4.8 1.325.000₫1.656.000₫ (561)-5%4.7 1.566.000₫1.650.000₫ (236)-3%4.7 1.890.000₫1.950.000₫ (305)-6%4.7 1.746.000₫1.850.000₫ (306)-6%4.7 1.980.000₫2.100.000₫ (298)
Trong một cuộc điều tra gần đây, cơ quan chức năng đã phát hiện ra rằng Công ty TLC đã hoạt động dưới hình thức đa cấp không minh bạch, vi phạm nhiều quy định về bán hàng đa cấp. Điều này đã làm tổn hại đến hàng ngàn người tham gia, khiến họ mất đi hàng triệu đô la mỗi năm.
TRỤ SỞ: SỐ 9F, ĐƯỜNG 4F PHƯỜNG TÂN THUẬN TÂY, QUẬN 7
TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP: PHÓ VIỆN TRƯỞNG LÊ NỮ ANH MAI
Nhận biết các công ty lừa đảo xin việc.
Các công ty chân chính không bao giờ thu tiền lệ phí của người xin việc, nếu có thì rất ít, có thể chỉ là vài chục ngàn để mua hồ sơ hay gì đó, nhưng không đáng kể.
Ngay trước khi đọc những bài chia sẻ kinh nghiệm bị lừa khi đi xin việc, tôi đã có ý định viết vài dòng để cảnh báo cho các bạn - những người đang hy vọng tìm kiếm được một công việc phù hợp cho bản thân.
Tôi nghĩ sau khi đọc bài viết, nhiều bạn sẽ nhận ra rằng chính họ cũng bị lừa như thế ít nhất một lần, vì vậy dù đã có người nói rồi nhưng tôi vẫn muốn nói lại, mong rằng đây sẽ là bài học cảnh giác cho những ai chưa mắc phải. Tôi không may mắn đủ tỉnh táo để tránh bị lừa như một số bạn chia sẻ, bản thân tôi bị lừa tới 2 lần.
Lần đầu, tôi vẫn cứ ngỡ là do mình chưa học tốt theo yêu cầu của công ty tuyển dụng nên không đạt yêu cầu. Sau khi thi trượt bài vấn đáp, tôi đã dằn vặt và thất vọng khá lâu vì cứ ngỡ đã để mất một cơ hội vào làm ở một công ty tốt.
Nhưng đến lần thứ 2 thì tôi đã hiểu ra rằng dù tôi có kinh nghiệm làm việc thực tế tốt tới đâu, tôi có học theo đúng yêu cầu của họ tốt tới đâu thì họ cũng sẽ có thừa cách để làm tôi phải trượt kỳ thi đầu vào do họ đưa ra.
Tại sao tôi dám khẳng định là họ cố ý đánh trượt chứ không phải do tôi chưa học thật sự nhiệt tình, chăm chỉ? Đó là vì lần đầu họ đưa cho tôi luật phòng cháy chữa cháy bảo về học để thi 10 câu vấn đáp trong 10 phút.
Tôi học rất kỹ từng từ trong văn bản luật, nhưng khi thi họ bắt bẻ từng từ, từng chữ, còn nói rằng: "Em học thì phải hiểu sâu chứ không phải chỉ có như thế". Đã là luật thì phải đúng từng từ chứ, hơn nữa đưa cho tập tài liệu bảo về đọc thì các bạn bảo hiểu sâu kiểu gì?.
Rồi khi gặp câu hỏi tôi chưa nhớ ra ngay được nên xin chuyển thành câu khác thì họ đánh trượt câu đó luôn, mặc dù họ cho tôi được chuyển câu hỏi 2 lần, đã gọi là được chuyển mà còn đánh trượt thì sao gọi là chuyển? Tóm lại là còn một vài kiểu bắt bẻ khác nữa mà tôi không kể ra hết được.
Lần thứ 2 thì họ đưa ra bản quy chế nhân viên, bảo là phải học thuộc thì mới được vào làm việc. Tới khi tôi đến thi thì họ đưa ra một đề thi gồm 3 câu rất dài (kể cả có tóm tắt cũng vẫn rất nhiều ý, hơn nữa là quy định thì nhiều cái không thể tùy tiện bỏ bớt ý được) và yêu cầu làm trong 10 phút.
Tôi góp ý rằng: "Thi vấn đáp người ta còn cho một phút làm một câu để suy nghĩ, các anh chị cho đề dài thế này thì có trả lời bằng miệng cũng không kịp chứ nói gì viết".
Ngay lập tức cô gái đưa đề cho tôi thay đổi thái độ, trợn mắt lên nói: "Đấy là việc của chị chứ, em đã nói trước là công ty sẽ cho thi viết hoặc phỏng vấn mà. Bài của chị, em sẽ trình lên giám đốc chấm".
Tôi nói cô ta không cần phải trình đâu, vì thực ra tôi biết kiểu làm việc của công ty rồi, chẳng có ông giám đốc nào hết, chỉ có cô ta và một người nữa ở văn phòng đó thôi.
Tôi đến đây làm bài thi để xem công ty cô ta cho thi như thế nào chứ kết quả thì tôi xác định từ trước rồi. Nói chung là tôi chỉ đến vạch mặt cô ta thôi chứ không còn tư tưởng cố làm bài thật tốt để được vào làm, mặc dù lúc viết bài tôi cũng cố viết hết khả năng xem đến đâu.
Sau 2 lần bị lừa, có thể nhiều bạn nói tôi ngốc nên thế chứ người khác thì nhìn ra mánh khóe ấy lâu rồi. Nhưng xin thưa là không hẳn là tôi ngốc nên bị lừa đâu ạ, có thể người từng bị lừa sẽ hiểu điều tôi nói sau đây.
Lúc đóng tiền cho họ, đầu óc tôi trống rỗng, không còn tỉnh táo, có thể là do quá nóng vội tìm kiếm việc, không còn đủ bình tĩnh sáng suốt sau thời gian dài tìm việc nên đã mất cảnh giác, ngay cả với những chiêu trò đơn giản mà bình thường sẽ không bao giờ mắc phải, và tôi cũng không phải sập bẫy vì tham việc nhàn hay lương cao.
Bình thường nếu có ai kể câu chuyện này có lẽ tôi cũng cười bảo họ thật ngốc. Nhưng giờ tôi đã hiểu tại sao con người ta lại có thể vẫn sập bẫy dù biết đó là bẫy. Vì vậy, đừng bạn nào quá tự tin là mình sẽ chẳng bao giờ bị lừa như thế. Cảnh giác vẫn hơn bạn ạ, đôi lúc mình không thể tự chủ được đâu rồi lọt vào bẫy của họ lúc nào không hay.
Tôi chỉ đúc kết ra một số điều này để các bạn chú ý mà tránh. Các công ty chân chính không bao giờ thu tiền lệ phí của người xin việc, nếu có thì rất ít, có thể chỉ là vài chục ngàn để mua hồ sơ hay gì đó, nhưng không đáng kể. Trường hợp làm ở một vài vị trí đặc biệt liên quan tới tài sản của công ty thì có thể họ yêu cầu thế chấp bằng cấp hoặc tiền mặt.
Các công ty không bao giờ đi thuê một mặt bằng bên ngoài để làmvăn phòng tuyển dụng (có thể tôi chưa gặp công ty như thế nên không rõ). Thông thường với công ty lớn họ sẽ có phòng nhân sự riêng, còn công ty nhỏ thì phỏng vấn trực tiếp tại một bàn nào đó trong văn phòng làm việc chung.
Tóm lại là phải phỏng vấn ở chính văn phòng của công ty đó, thường các công ty chỉ tách riêng kho chứ không bao giờ tách phòng nhân sự riêng ra ngoài. Không bao giờ có chuyện lấy các quy chế, luật lệ ra để làm bài thi bắt buộc đầu vào.
Những công ty thực sự cần người họ sẽ thi tuyển về trình độ chuyên môn, còn quy chế, luật lệ họ sẽ đào tạo cho nhân viên sau khi nhận vào làm chứ không lấy đó để làm tiêu chuẩn xét tuyển. Không công ty nào đánh giá khả năng của bạn thông qua việc bạn không kịp trả lời hết câu hỏi của họ trong thời gian quy định.
Nếu đi xin việc mà gặp phải những công ty thông tin tuyển dụng không đúng như họ đã đăng tin thì nên rút ngay. Các thông tin từ tên công ty, số điện thoại, địa chỉ luôn cố định, không có chuyện đăng tuyển vị trí này rồi lại bảo hết để chuyển sang vị trí khác.
Các công ty chân chính họ sẽ có thời gian tuyển cụ thể, rồi sàng lọc hồ sơ để chọn ứng viên tốt nhất chứ không phải kiểu nói một đằng làm một nẻo. Nhưng nơi bạn đến xin việc mà chỉ chăm chú vào việc thu tiền thì đương nhiên là họ không cần người làm việc rồi, họ chỉ sốt sắng đến khi thu xong tiền là hết.
Các công ty chân chính chỉ quan tâm đến năng lực, điều kiện ứng viên có đáp ứng được công việc lâu dài không thôi. Bạn đừng bao giờ nộp tiền hay ký vào những giấy tờ mà không có căn cứ pháp luật nào như dấu đỏ của công ty, đặc biệt là các phiếu thu tiền, hợp đồng… những thứ ấy mua bên ngoài lúc nào cũng sẵn có nên ai chẳng làm giả được.
Nếu chứng từ có dấu đỏ thì bạn phải được giữ một bản đề làm cơ sở tố cáo sau này nếu họ lừa đảo. Không có nhiều công ty kinh doanh đa ngành nghề tới mức tuyển đủ các vị trí chẳng liên quan gì tới công việc chính của họ đang kinh doanh.
Giả sử, dù có làm phân phối sản phẩm thì họ cũng không thể tuyển một người trông quán net hoặc nhặt bóng, bán vé xem phim, đừng bao giờ nghĩ là họ làm đa ngành nghề.
Những thông tin tuyển dụng không rõ ràng, chỉ chung chung một nội dung là tuyển nhân viên cho bộ phận nào, không yêu cầu trình độ, hoặc công việc nhàn hạ, mức lương cao thì chắc chắn chỉ là mồi câu thôi.
Ai từng đi làm, từng bỏ tiền thuê người làm thì sẽ hiểu công sức, trình độ phải tương xứng với đồng tiền, không nên đòi hỏi quá tham lam vào cái mình không xứng đáng. Nếu bạn nào thấy những công ty tuyển dụng có vấn đề như tôi nói thì tốt nhất nên rút lui sớm, đừng như tôi dính bẫy rồi vẫn hy vọng là sẽ có công việc tốt, hy vọng cố gắng rồi họ sẽ nhận.
Mục đích của những công ty lừa đảo là tiền, sau đó họ sẽ tìm mọi cách để bạn không đủ điều kiện vào làm. Bạn sẽ không thể kiện cáo gì họ vì đúng là bạn không qua được yêu cầu vô lý của họ và bạn chẳng có giấy tờ gì để chứng minh họ đã lừa bạn cả.
Đối với những kẻ lừa đảo đó, tôi cũng không hề oán giận họ. Tôi nghĩ việc đi lừa những con người đang thất nghiệp là vô cùng thất đức và rồi họ sẽ nhận được báo ứng trên chính cuộc đời mình hoặc con cháu mình.
Người thất nghiệp không có tiền, nhiều người phải vay mượn sống qua ngày, vay tiền để xin việc, nhiều người còn ở bước đường cùng vậy mà họ nhẫn tâm nhắm vào những con người chỉ sống bằng hy vọng kiếm được một công việc chân chính, sống bằng sức lao động của mình. Với tôi đó cũng là một tội ác.
Thôi thì chúng ta nên biết tự bảo vệ mình vậy. Ai đã lơ bị lừa như tôi thì cũng là bài học để đời, ai chưa bị lừa thì cố gắng tỉnh táo đừng sập bẫy.
Trường hợp bị mắc lừa do xin việc làm, nếu thấy rằng có thể Tố cáo người mình cho là đã lừa đảo mình về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự hiện hành.
Hoặc có thể liên hệ với Luật sư để được tư vấn, hướng dẫn hoặc hỗ trợ trong việc Tố cáo hành vi lừa đảo.
Trích Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.