Thác Bạt Hi, Đường Gia Tam Thiếu sở dị giới đại lục loại huyền huyễn tiểu thuyết 《 Đấu La Đại Lục 》 và diễn sinh tác phẩm trung nhân vật. Võ Hồn Điện (Võ Hồn Đế Quốc) trưởng lão, đồng thời cũng là Thánh Long Tông tông chủ, Thánh Long Quân Đoàn đoàn trưởng. 91 cấp cường công hệ Phong Hào Đấu La, võ hồn vì Bạch Giáp Địa Long, phong hào “Thánh Long”.
Nơi Ánh Dương Soi Chiếu, A Place In The Sun
Tỉnh Đồng Tháp là một trong 3 tỉnh thuộc Đồng Tháp Mười
Phía Bắc giáp với tỉnh Prey Veng thuộc Campuchia, phía Nam giáp với tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ, phía Tây giáp với tỉnh An Giang, phía Đông giáp với tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang.
Tỉnh có hệ thống sông ngòi, kênh, rạch, chằng chịt nhiều ao, hồ lớn. Sông chính là sông Tiền (một nhánh của sông Mê Kông) chảy qua tỉnh với chiều dài 132km. Dọc theo hai bên bờ sông sông Tiền là hệ thống kênh rạch dọc ngang. Đường liên tỉnh giao lưu thuận tiện với trên 300km đường bộ và một mạng lưới sông rạch thông thương.
Đồng Tháp nằm trong vùng nhiệt đới, khí hậu chia hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Là một tỉnh nông nghiệp, Đồng Tháp sản xuất nhiều lương thực và các loại nông thủy sản có giá trị xuất khẩu. Đất đai Đồng Tháp màu mỡ bởi phù sa do hai con sông Tiền và sông Hậu cung cấp hàng năm, xóm làng trù phú giữa bốn bề cây cối xanh tươi. Vì thế Đồng Tháp được biết đến như mot vựa lúa của cả nước. Ở đây có giống lúa nổi một loài lúa mọc tự nhiên từ tháng 4, tháng 5 đến tháng 10 thu hoạch mà không cần chăm bón. Đồng Tháp cũng là vùng đầy triển vọng về các loại cây công nghiệp ngắn ngày như mía, bông, thuốc lá, đậu tương và cây ăn trái như xoài Cao Lãnh, nhãn Châu Thành, quít Lai Vung, bưởi Phong Hòa, chôm chôm, vú sữa có quanh năm.
Ở Đồng Tháp có nhiều tôn giáo như Cao Đài, Hòa Hảo, Phật giáo và Công giáo. Tính cách người Đồng Tháp mang đậm nét đặc trưng chung của đồng bằng Nam Bộ: cần cù, hiền lành, phóng khoáng, cởi mở và giàu lòng mến khách. Vùng đất Đồng Tháp Mười xưa nổi tiếng hoang vu với lắm bưng, trấp, đìa, bàu với bạc ngàn đưng, lác, năng, sen, súng và lau sậy … Đây là giang sơn của các loài động vật hoang dại như rắn, rùa, chuột, ếch, chim muông, cua, cá sấu … Tuy ngày nay con người đã khai khẩn và cải tạo đất để lập làng, tạo ruộng, những món ăn đặc sản miền Tây chế biến từ chuột, ếch, chim, tôm, cua, cá đồng … vẫn là những món ăn nổi tiếng của cả vùng cùng với bánh phồng tôm Sa Giang, nem Lai Vung, bánh xèo Mỹ Trà.
Về thăm Đồng Tháp du khách như trở về với cội nguồn thiên nhiên bởi bầu không khí trong lành, mát mẻ của những cánh đồng lúa phì nhiêu, đi trên những chiếc xuồng ba lá trên sông rạch để đến với khu di tích lăng cụ phó bảng Nguyễn Sinh sắc, đài liệt sĩ, khu di tích Gò Tháp, di tích kiến trúc cổ Kiến An Cung, vườn chim thiên nhiên lạ mắt ở Tháp Muời, vườn sếu qúi hiếm ở Tam Nông, khu căn cứ Xẻo Quýt, làng Hoa Kiểng Tân Qui Đông
Là tỉnh lỵ của tỉnh Đồng Tháp. Sau ngày giải phóng đất nước 30-4-1975, tỉnh Đồng Tháp được thành lập và tên Cao Lãnh được dùng để đặt cho tỉnh lỵ là do danh xưng này rất nổi tiếng và trở thành đặc trưng của vùng đất này. Có huyền thoại nói rằng vào năm 1817, hai vợ chồng ông Đỗ Công Tường, thường gọi là Lãnh, từ miền Trung vào vùng đất này lập nghiệp. Ông bà đã chọn xã Mỹ Trà làm nơi định cư và lập ra một vườn quýt. Đến mùa quýt chín, những người đến mua đươc ông bà tiếp đãi niềm nở và những người bán được đối xử thân thiện … lần lần nơi này trở thành một cái chợ nhỏ. Chợ này trong ba năm đầu rất tấp nập, thu hút những người buôn bán vì thuận đường qua lại. Còn ông Đỗ Công Tường vốn thuộc dòng nho nhã, tính tình cương trực nên được những người trong làng cử làm “Câu Đương” (một chức vụ trong ban tề làng phụ trách việc hoà giải, dàn xếp những vụ xích mích, mâu thuẫn của mọi người trong dân làng). Ở vùng này người ta nhắc tên ông bà suốt ngày. Vì để tỏ niềm tôn kính, họ gọi tên là Câu Lãnh, thế rồi trong lúc mọi người đang sống vui vẻ, chan hoà tình cảm với nhau thì năm 1820, xã Mỹ Trà bị một cơn dịch bệnh hoành hành. Mỗi ngày trong làng đều có người chết, có nhiều gia đình chết gần hết… Ngày ấy người dân ở đây còn tin tưởng vào thần linh nên cho rằng là Diêm Vương bắt lính, người nào đến số bị bệnh thì chịu bó tay, không phương cách gì cứu chữa. Vả lại vào thời ấy thuốc men rất thiếu thốn, người ta không thể trị được chứng bệnh chết người này nên người ta chỉ mong đợi vào sự che chở của đấng bề trên mà thôi, không thể ngồi yên nhìn cảnh đau thương, ông bà Câu Lãnh liền lập bàn thờ ngoài trời nguyện xin ơn trên cho ông bà chết thay cho dân làng. Một tuần sau, bà thọ bệnh từ trần. Đang lo tẩm liệm bà thì hai ngày sau ông cũng qui tiên. Dân làng lo mai táng ông bà xong thì bệnh dữ hết hoành hành, mọi người thoát khỏi móng vuốt của thần chết. Ơn đức của ông bà được mọi người truyền tụng. Đến năm 1907, nhân dân xã Mỹ Trà cùng nhau lập miếu thờ và đặt tên chợ gần nơi ông bà định cư là chợ Câu Lãnh. Dần dần tiếng Câu nói trại thành Cao. Và Cao Lãnh được nhìn nhận như một địa phương từ năm 1914. Năm 1916, có một nhóm người từ Bình Định vào định cư tại Cao Lãnh bị mắc chứng bệnh khắc phong thổ, uống thuốc hoài không hết. Tương truyền rằng có nhiều người vào miễu cầu nguyện được ông bà báo mộng bảo vào miễu lấy nước trong miễu uống. Mọi người làm theo lời báo mộng ấy và quả nhiên đã khỏi bệnh. Tiếng lành về sự linh thiêng của ông bà Câu Lãnh lan truyền khắp nơi và nổi tiếng khắp vùng Nam Bộ.
Sau năm 1975, hai tỉnh Sa Đéc và tỉnh Kiến Phong đã sát nhập lại thành tỉnh Đồng Tháp. Nơi đặt văn phòng ủy ban hành chính tỉnh được gọi là thị xã Cao Lãnh. Thị xã nằm bên bờ sông Cao Lãnh có chiều dài khoảng 15km, là một đoạn sông Tiền tách ra chảy qua thị xã Cao Lãnh rồi sau đó lại nhập vào sông Tiền và đổ ra biển Đông. Ngày nay với sự đầu tư hợp lý và đúng mức của các ban ngành lãnh đạo tỉnh, thị xã Cao Lãnh trở thành trung tâm kinh tế trọng yếu của vùng Đồng Tháp Mười.
Từ thị xã Cao Lãnh chúng ta có thể đi tham quan khu di tích Gò Tháp, khu di tích kiến trúc cổ Kiến An Cung, vườn chim sếu quí hiếm Tam Nông cũng như các vườn cây ăn trái nổi tiếng ở Châu Thành, Lai Vung, Thạnh Hưng… và ở ngay thị xã Cao Lãnh chúng ta có thể thăm mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc, một người giàu lòng yêu nước và là người sinh thành cho dân tộc Việt Nam một người con ưu tú là: chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Khu Di Tích Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929)
Tháng 8 năm 1975, lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp đã cho xây lại ngôi mộ cụ khang trang, đẹp đẽ hơn. Trên vòm mộ là hình một cánh sen úp xuống có chạm trổ 9 đầu rồng mang ý nghĩa tượng trưng cho con Rồng Cháu Tiên đồng thời bao hàm ý nghĩa là cụ Nguyễn Sinh Sắc sẽ mãi mãi yên nghỉ trong sự che chở, kính trọng của người dân đồng bằng sông cửu long ny. Bên cạnh ngôi mộ là tượng đài cách điệu hình búp sen như tượng trưng cho người con làng sen đã sống thanh cao và trong sạch. Xung quanh chân tượng đài là hồ nước. Nếu để ý một chút quý khách sẽ thấy rằng hình thể của hồ nước rất giống phần diện tích của tỉnh Đồng Tháp trên bản đồ. Trong khuôn viên khu mộ rộng 1hécta, còn có nơi thờ bà Hoàng Thị Loan, người vợ yêu quý của cụ phó bảng và một ngôi nhà sàn được xây dựng theo đúng kích thước ngôi nhà sàn nơi Bác Hồ đã sống và làm việc tại Hà Nội.