Rất tiếc, bạn không có đủ quyền truy cập trang này.
Bước 3: Nộp hồ sơ và đánh giá tại ngân hàng
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người vay nộp hồ sơ tại ngân hàng thương mại.
Ngân hàng sẽ tiến hành xem xét và đánh giá các tài liệu, đặc biệt tập trung vào các yếu tố như giá trị tài sản thế chấp, lịch sử tín dụng và khả năng tài chính hiện tại.
Người trong hộ khẩu nợ xấu thì có vay thế chấp được không?
Trường hợp người thân như anh, chị, bố, mẹ cùng chung hộ khẩu bị nợ xấu thì hầu hết các ngân hàng chỉ xem đây là yếu tố tham khảo chứ không làm căn cứ xét duyệt. Do đó, khách hàng có thể đăng ký vay thế chấp bình thường.
Trên đây là các thông tin cần biết về việc vay thế chấp Sổ đỏ khi có nợ xấu. Để được tư vấn kỹ lưỡng và hỗ trợ thủ tục pháp lý chi tiết, hãy liên hệ với ACC Bình Dương – đơn vị pháp lý uy tín, luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn.
Khi bị nợ xấu, khách hàng sẽ khó khăn hơn trong việc vay ngân hàng bởi lịch sử tín dụng sẽ được các ngân hàng kiểm tra. Vậy, bị nợ xấu ngân hàng có vay thế chấp được không? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Đây thường là các khoản nợ được vay mà bị trả quá hạn từ 90 ngày mà không có khả năng trả, bao gồm cả việc chậm trả nợ gốc, lãi suất cũng như không thể đáp ứng các điều kiện vay hoặc đảm bảo các loại tài sản thế chấp theo yêu cầu của ngân hàng.
Cụ thể, khoản 1 Điều 10 Thông tư 31/2024/TT-NHNN phân loại 05 nhóm nợ như sau:
Nhóm 1 (nợ tiêu chuẩn): Đây là khoản nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn; hoặc khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn.
Nhóm 2 (nợ cần chú ý): Đây là khoản nợ quá hạn đến 90 ngày hoặc khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu còn trong hạn.
Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn): Đây là khoản nợ quá hạn từ 91 - 180 ngày; Khoản nợ gia hạn nợ lần đầu còn trong hạn; Khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo thỏa thuận...
Nhóm 4 (nợ nghi ngờ): Đây là khoản nợ quá hạn 181 - 360 ngày; khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn đến 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai còn trong hạn...
Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn): Đây là khoản nợ quá hạn 360 ngày; khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 91 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu...
Bước 1: Kiểm tra tình trạng nợ xấu và khả năng xét duyệt vay
Trước tiên, người vay nên kiểm tra tình trạng nợ xấu của mình qua CIC (Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam) hoặc các ngân hàng để biết nhóm nợ hiện tại và xác định khả năng vay.
Xem xét chính sách của từng ngân hàng, vì một số ngân hàng có thể linh động với khách hàng có nợ xấu nhẹ hoặc đã thanh toán nợ.
Bước 4: Thẩm định tài sản thế chấp
Ngân hàng sẽ cử nhân viên thẩm định để định giá tài sản thế chấp, đảm bảo rằng tài sản đủ giá trị để đảm bảo khoản vay.
Trong một số trường hợp, người vay có thể phải chịu phí thẩm định tùy vào ngân hàng.
Nợ xấu có vay thế chấp sổ đỏ được không?
Khách hàng có lịch sử nợ xấu vẫn có khả năng tiếp cận các khoản vay thế chấp bằng sổ đỏ tại ngân hàng thương mại, tùy thuộc vào mức độ chấp nhận rủi ro và kết quả đánh giá tín dụng của từng tổ chức. Theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 03/2013/TT-NHNN, thông tin nợ xấu và các yếu tố tiêu cực khác về khách hàng vay chỉ được lưu giữ tối đa 5 năm kể từ ngày kết thúc thông tin tiêu cực đó, trừ khi có quy định khác của pháp luật.
Quá trình đánh giá rủi ro tín dụng với khách hàng dựa trên nhiều yếu tố theo quy định pháp luật và các chính sách riêng của từng tổ chức tín dụng. Thông tin từ CIC đóng vai trò như một nguồn tham khảo hỗ trợ, không phải là yếu tố duy nhất quyết định trong quá trình thẩm định của tổ chức tín dụng.
Vợ nợ xấu, chồng có vay thế chấp được không?
Tương tự trường hợp trên, nếu vợ nợ xấu thì cho dù chồng có lịch sử tín dụng tốt thì cũng sẽ không được hỗ trợ vay thế chấp.
Bước 5: Phê duyệt khoản vay và giải ngân
Dựa trên đánh giá từ hồ sơ và tài sản thế chấp, ngân hàng sẽ đưa ra quyết định phê duyệt hoặc từ chối khoản vay.
Nếu được phê duyệt, người vay và ngân hàng sẽ ký hợp đồng vay thế chấp. Khoản vay sẽ được giải ngân theo các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng.
Lưu ý: Việc vay thế chấp khi có nợ xấu có thể gặp nhiều khó khăn, nên người vay cần đảm bảo tính trung thực trong hồ sơ và sẵn sàng chứng minh khả năng tài chính hiện tại để tăng cơ hội vay thành công.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ vay thế chấp
Người vay cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:
Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân (CMND), căn cước công dân (CCCD), hoặc hộ chiếu (Passport) của người vay.
Giấy tờ cư trú: Sổ hộ khẩu hoặc KT3 (sổ tạm trú dài hạn) hoặc giấy xác nhận tạm trú của người vay và người bảo lãnh (nếu có).
Chứng minh thu nhập: Các tài liệu chứng minh thu nhập hợp lệ như:
Giấy tờ tài sản thế chấp: Tài liệu về tài sản dùng để thế chấp, bao gồm:
Bị nợ xấu ngân hàng có vay thế chấp được không?
Khi vay nợ xấu ngân hàng, thời điểm vay nợ sẽ được coi là một “chấm đen” trong lịch sử tín dụng. Tuy nhiên, bị nợ xấu sẽ rất khó để được vay thế chấp.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 03/2013/TT-NHNN, thông tin nợ xấu của khách hàng sẽ được lưu trữ trong khoảng thời gian tối đa 05 năm, tất cả những khoản nợ xấu dưới 10 triệu đồng cũng sẽ ngừng cung cấp lịch sử sau khi khách hàng tất toán và ngân hàng cập nhật thông tin.
Hiện nay, với từng nhóm nợ khác nhau, các ngân hàng sẽ có quy định riêng áp dụng với từng nhóm nợ. Cụ thể:
Đối với nợ nhóm 1 và nhóm 2: Đối với nhóm nợ 1 và 2, thông thường, đối với nhóm 1 thì chỉ cần tất toán xong khoản vay cũ thì người vay có thể vay được khoản vay mới. Tuy nhiên, trong trường hợp thuộc nhóm 2, ngân hàng sẽ đưa ra một số yêu cầu rồi mới đồng ý cho vay.
Cụ thể có thể kể tới bắt buộc phải chứng minh thu nhập, chứng minh lý do nợ xấu là khách quan/không cố ý, tài sản thế chấp có giá trị lớn, mức vay không quá cao so với giá trị tài sản…
Đối với nợ xấu nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5: Khi bị nợ xấu thuộc nhóm nợ xấu 3, 4, 5 thì chính là 03 nhóm mà gần như các ngân hàng sẽ từ chối khoản vay cho dù tài sản đảm bảo có giá trị lớn và thông tin nợ xấu đã bị xóa khỏi CIC.
Như vậy, việc cho vay thế chấp của ngân hàng sẽ tùy vào từng tình trạng nợ cũng như các chính sách cho vay của chính ngân hàng đó và khi thuộc nhóm nợ xấu thì khả năng được cho vay là rất khó.
Điều kiện vay thế chấp sổ đỏ khi có nợ xấu
Căn cứ tại Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
Như vậy, người sử dụng đất được thực hiện quyền thế chấp quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các điều kiện khác theo quy định nêu trên.