Tại khoản 2 Điều 16 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT có quy định về điều kiện được xem xét chuyển trường như sau:
Sinh viên năm 1, 2, 3, 4 năm 2024 bao nhiêu tuổi, sinh năm bao nhiêu?
Hiện nay không có quy định cụ thể về độ tuổi học đại học. Tuy nhiên có thể dựa vào độ tuổi học THPT để xác định độ tuổi của sinh viên năm 1,2,3,4 năm 2024 như sau:
Tại khoản 1 Điều 28 Luật Giáo dục 2019 có quy định về độ tuổi học THPT như sau:
Như vậy, thông thường học sinh học hết lớp 12 (17 tuổi được tính theo năm, trừ trường hợp học vượt lớp hoặc học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định) sẽ dự thi tốt nghiệp THPT nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định. Do đó sinh viên năm nhất thường sẽ là 18 tuổi (tính theo năm), năm 2 sẽ là 19 tuổi, năm 3 sẽ là 20 tuổi và năm 4 sẽ là 21 tuổi.
Do đó năm 2024, các sinh viên có độ tuổi như sau:
Lưu ý: Độ tuổi của sinh viên học đại học sẽ còn tùy thuộc vào trường hợp học vượt lớp hoặc kéo dài thời gian học do nhiều lý do khác nhau.
Sinh viên năm 1, 2, 3, 4 năm 2024 bao nhiêu tuổi, sinh năm bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Sinh viên chuyển ngành khác phải đáp ứng điều kiện gì?
Tại khoản 1 Điều 16 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT có quy định sinh viên chuyển ngành khác phải đáp ứng điều kiện như sau:
- Không đang là sinh viên trình độ năm thứ nhất hoặc năm cuối khóa;
Không thuộc diện bị xem xét buộc thôi học và còn đủ thời gian học tập tối đa để sinh viên hoàn thành khoá học được quy định trong quy chế của cơ sở đào tạo, nhưng không vượt quá 02 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với mỗi hình thức đào tạo.
Đối với sinh viên học liên thông đã được miễn trừ khối lượng tín chỉ tích lũy, thời gian tối đa để sinh viên hoàn thành khóa học được xác định trên cơ sở thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá giảm tương ứng với khối lượng được miễn trừ.
- Sinh viên đạt điều kiện trúng tuyển của chương trình, ngành đào tạo, của trụ sở chính (hoặc phân hiệu ) trong cùng khóa tuyển sinh;
- Cơ sở đào tạo, trụ sở chính (hoặc phân hiệu) có đủ các điều kiện bảo đảm chất lượng, chưa vượt quá năng lực đào tạo đối với chương trình, ngành đào tạo đó theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Được sự đồng ý của thủ trưởng các đơn vị chuyên môn phụ trách chương trình, ngành đào tạo, người phụ trách phân hiệu (nơi chuyển đi và chuyến đến) và của hiệu trưởng cơ sở đào tạo.
Sự nghiệp đáng nể của nhà báo Quang Minh
BTV Quang Minh (sinh năm 1976) từng là sinh viên Học viện Ngoại giao. Anh đã ghi dấu trong lòng khán giả truyền hình nhờ sở hữu gương mặt điển trai cùng giọng nói trầm ấm, phong thái đĩnh đạc, chừng mực. Điều này đã tạo nên "thương hiệu" riêng của nhà báo Quang Minh và giúp anh được nhiều khán giả cả nước yêu quý, gọi anh là "người đàn ông Thời sự".
Nhà báo Quang Minh sở hữu gương mặt điển trai cùng giọng nói trầm ấm ghi dấu trong lòng khán giả. (Ảnh: Báo điện tử VTV)
Từ năm 2016, nhà báo Quang Minh đã thôi xuất hiện trên bản tin Thời sự 19h. Dù bận rộn với công tác quản lý trên cương vị Phó Trưởng ban Thời sự, anh vẫn tiếp tục gặp gỡ khán giả qua chương trình Vấn đề hôm nay, Đối thoại chính sách phát sóng trên kênh VTV1.
Sau đó, nhà báo Quang Minh chính thức rời Ban Thời sự và đảm nhận chức Giám đốc Trung tâm Tin tức VTV24 kể từ ngày 18/4/2017.
Hình ảnh nhà báo Quang Minh hồi mới vào nghề. (Ảnh: TL)
Mới đây, nhà báo Lê Quang Minh (Giám đốc Trung tâm sản xuất nội dung số Đài Truyền hình Việt Nam) được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Giám đốc Truyền hình Quốc hội Việt Nam. Quyết định bổ nhiệm có hiệu lực từ ngày 5/11. Chia sẻ tại buổi lễ khi đảm nhận vai trò mới, nhà báo Quang Minh cho biết đây là vinh dự, trọng trách lớn đối với anh sau 23 năm phát triển và trưởng thành tại Đài Truyền hình Việt Nam.
Nhà báo Quang Minh nhận định, trong công cuộc chuyển đổi số hiện nay, Truyền hình Quốc hội đứng trước cơ hội phát triển lớn, đồng thời cũng đối mặt thách thức. Anh nhấn mạnh sẽ nỗ lực hết mình, vận dụng tối đa kinh nghiệm truyền hình để đưa Truyền hình Quốc hội phát triển lên tầm cao mới.
Nhà báo Lê Quang Minh được bổ nhiệm giữ chức Tổng Giám đốc Truyền hình Quốc hội Việt Nam. Ảnh VPQH
Ngoài sự nghiệp ngày càng thăng tiến, nhà báo Quang Minh có cuộc sống đời tư khá kín tiếng. Trước khi làm Tổng giám đốc Truyền hình Quốc hội Việt Nam, anh kết hôn cùng nữ nhà văn Linh Lê (tên thật Nguyễn Huyền Linh) vào tháng 9/2017. Đám cưới của nhà báo Quang Minh và nhà văn Linh Lê diễn ra tại một khách sạn lớn ở Hà Nội. Vì không muốn gây chú ý nên lễ cưới của cặp đôi chỉ có người thân, gia đình và bạn bè, đồng nghiệp thân thiết.
Bà xã của nhà báo điển trai Quang Minh là con gái cố nhà văn Đà Linh (Nguyễn Đức Hùng) - người được bạn bè quý trọng, coi là "người làm sách tử tế" trong giới văn chương.
Nhà báo Quang Minh có cuộc sống hôn nhân kín tiếng. (Ảnh: TL)
Bà xã của nhà báo Quang Minh từng ra mắt nhiều tác phẩm được khán giả và giới chuyên môn đánh giá cao như: Không khóc ở Kuala Lumpur, Mùa mưa ở Singapore, Người tình Sài Gòn...
Trên trang cá nhân, vợ chồng nhà báo Quang Minh đều ít cập nhật hình ảnh mới. Đến cuối năm 2019, bà xã của nhà báo Quang Minh lần đầu công khai hình ảnh của cậu con trai đầu lòng và một số khoảnh khắc đời thường. Được biết, hiện tại bà xã của nhà báo Quang Minh ngoài dành nhiều thời gian để chăm sóc gia đình nhỏ, cô vẫn duy trì khả năng viết lách.
Sinh ngày 13/3/1991 tại TPHCM, Lê Quang Liêm được anh trai Lê Quang Long đưa vào thế giới cờ vua lúc mới 7 tuổi. Lê Quang Liêm nhanh chóng thành danh và trở thành kỳ thủ hiếm hoi của cờ vua Việt Nam giành được ngôi Vô địch thế giới vào năm 2013 ở nội dung cờ chớp. Trong bộ sưu tập danh hiệu, Lê Quang Liêm vô địch ở hầu như mọi cấp độ, từ trong nước ra Đông Nam Á, châu Á và thế giới.
Riêng tại SEA Games, cho dù môn cờ vua không được tổ chức đều đặn, Lê Quang Liêm vẫn có 4 HCV các nội dung đồng đội cờ nhanh và cờ tiêu chuẩn năm 2005 cùng cờ tưởng, cờ nhanh năm 2011.
Bên cạnh đó, Lê Quang Liêm còn có HCB SEA Games các nội dung cờ tiêu chuẩn năm 2005 và cờ chớp năm 2019. Anh còn vô địch nội dung cờ Chess960 ở Philippines 2019, nhưng tiếc là không có HCV do đây chỉ là nội dung thi đấu biểu diễn.
Theo hệ số Elo đánh giá sức cờ của FIDE hiện nay, Lê Quang Liêm đạt mức 2709 ở nội dung cờ tiêu chuẩn, 2660 ở cờ nhanh và 2686 ở cờ chớp. Nhưng trong mấy năm qua, vì ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khắp toàn cầu, FIDE hầu như không thể tổ chức thi đấu như thông thường nên các kỳ thủ chủ đấu đấu cờ trực tuyến qua mạng internet với các thể loại chủ yếu là cờ nhanh, cờ chớp và cờ bullet.
Các nội dung cờ nhanh được đánh giá là sở trường của Lê Quang Liêm, nên không bất ngờ nếu biết hiện nay, chỉ số Elo thực tế được cập nhật qua từng giải của kỳ thủ TPHCM này thật ra rất cao: Bullet 2774, cờ chớp 2774 và cờ nhanh 2715.
NS Đặng Vinh Quang nổi tiếng trong vở "Đời phụ anh hùng"
Thời thiếu niên, ông là bạn cùng quê với NS Trương Hoàng Long. Cả hai đã học cùng thầy, cùng tham gia đờn ca tài tử rồi lớn lên cùng đi theo gánh hát. Sau này, họ lại cùng đứng chung trên sân khấu Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang, cho tới ngày nghỉ hưu.
NS Đặng Vinh Quang là người đã đóng góp rất nhiều cho sân khấu cải lương. Mỗi sân khấu ông đi qua đều để lại những ấn tượng tốt đẹp bằng tài năng ca diễn. Ông có giọng ca trầm ấm, âm vực rộng, ảnh hưởng nhiều từ việc học theo cách ca của nghệ sĩ Thành Được.
So với các nghệ sĩ cùng trang lứa chịu ảnh hưởng của NS Thành Được thời đó như: Hoài Trúc Phương, Viễn Sơn, Phương Thanh…, giọng ca của Đặng Vinh Quang phong phú hơn, biết tạo cho mình những nét phá cách, nhất là những dấu sắc trong bài vọng cổ. Có lẽ vì vậy mà một thời gian, khi NS Thành Được nghỉ hát, các đoàn đã mời NS Đặng Vinh Quang diễn thế các vai của ông hoàng sân khấu cải lương.
Trên sân khấu Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang, từ những năm đầu thành lập, NS Đặng Vinh Quang đã tham gia và nổi tiếng với vai Nguyễn Thái Bình trong vở “Chim Việt cành nam”.
Đây là vai diễn tạo dấu ấn đẹp trong sự nghiệp của NS Đặng Vinh Quang. Ông đã hóa thân thật xuất sắc vai diễn này và khán giả thời đó đã gọi tên nhân vật Nguyễn Thái Bình – người chiến sĩ cách mạng trung kiên, thay vì gọi tên nghệ danh của ông.
“Đến nay, vẫn chưa có nghệ sĩ nào đóng vai Nguyễn Thái Bình xuất sắc hơn Đặng Vinh Quang. Thành công với nhiều vai chính được khán giả yêu mến nhưng khi các đoàn hát cần, anh vẫn luôn về đóng vai phụ, yểm trợ cho đàn em. Anh là một tấm gương sáng trong nghề” – NS Trương Hoàng Long nhận xét.
Năm 1960, khi bắt đầu rời gia đình, dấn thân vào nghiệp ca hát, NS Đặng Vinh Quang theo đoàn Ngọc Hoa (Đào kép chánh là Ngọc Hoa - Thanh Hùng), lúc đó ông làm quân, chạy cờ, dù ca chắc nhịp đờn, bài bản vững vàng, lại có làn hơi phong phú, ngọt ngào nhưng vì chưa biết diễn đành chấp nhận học từ thấp lên cao.
Sau này, nhờ sự siêng năng, mọi người đánh giá ông là kép triển vọng. Chưa đầy một năm, tài năng của ông lọt vào cặp mắt nhà nghề của tác giả tài danh Hoa Phượng, khi ông theo đoàn Trường Sơn ngang dọc miền Trung. Khi đoàn Trường Sơn khởi tập vở “Luật giang hồ”, ông được soạn giả Hoa Phượng lăng xê với vai Dương Vỹ Long. Sau đó, khi soạn giả Hoa Phượng về cộng tác với đoàn Thái Dương trong vai vai trò Giám đốc kỹ thuật thì NS Đặng Vinh Quang đầu quân cho đoàn Thanh Hương – Hùng Minh, rồi về đoàn Minh Cảnh.
“Vận mệnh của NS Đăng Vinh Quang gắn với soạn giả Hoa Phượng, nên khi NS Phương Thanh nghỉ hát đoàn Thanh Minh - Thanh Nga, bà bầu Thơ đã mời anh về hát thay thế. Từ lâu, bà bầu Thơ đã cho người ngầm theo dõi từng bước hoạt động nghệ thuật của anh. Bà thích cách ca diễn của anh kép trẻ này. Suốt thời gian về đoàn Thanh Minh - Thanh Nga lưu diễn miền Trung, anh là kép chánh hát cặp với nghệ sĩ Thanh Nga. Thời gian này, đoàn Thanh Minh - Thanh Nga thường diễn nhiều kịch bản của Hà Triều - Hoa Phượng, những vở như; “Đi biến một mình”, “Đời phụ anh hùng”, “Giữa chốn bụi hồng”… Có thời gian NS Thanh Nga nghỉ hát, anh đã diễn cặp với NS Hương Lan – con gái NS Hữu Phước, cùng đóng chánh với anh trong vở “Lời thề trước mộ” của soạn giả Quy Sắc. Giữa lúc đường sự nghiệp đang lấp lánh, sáng sủa, khi đoàn Thanh Minh - Thanh Nga diễn ở miền Tây thì 18 người nghệ sĩ bị bắt quân dịch. Đoàn phải ngưng hoạt động, riêng anh được bà bầu Thơ thương mến, che chở cho khỏi bị bắt quân dịch, sau đó cho ra ở ngoài Nha Trang lánh thân một thời gian” – NSƯT Hùng Minh kể.
Sau ngày đất nước thông nhất, NS Đặng Vinh Quang về đoàn Văn Công TP HCM, sau đó về Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang. Ông luôn dìu dắt đàn em đến với nghề, hết lòng truyền đạt kinh nghiệm. Khi về hưu, ông đã từng bị tai nạn giao thông dẫn đến mất trí nhớ một thời gian. Tuy nhiên sau đó nhờ chịu khó tập vật lý trị liệu, ông đã phục hồi trí nhớ và tiếp tục tham gia biểu diễn. “Khi hay tin anh qua đời, nghệ sĩ đồng nghiệp rất thương tiếc vì anh sống rất hòa nhã, hết lòng với nghề và luôn giữ gìn đạo đức, nhân cách. Anh là tấm gương sáng đối với thế hệ nghệ sĩ trẻ” – NSƯT Cẩm Tiên chia sẻ.
Tang lễ NS Đặng Vinh Quang được tổ chức tại nhà riêng, số 11 đường Đông Hưng Thuận 22 (ĐHT 22) khu phố 1, quận 12, TP HCM. Lễ viếng lúc 21 giờ ngày 20-12. Lễ động quan lúc 8 giờ ngày 24-12. Sau đó sẽ an táng tại Cần Đước, Long An.