Tại bài viết này, LocoBee sẽ giới thiệu đến các bạn cách gửi EMS ở Nhật về Việt Nam – dịch vụ của bưu điện Nhật Bản. Hãy cùng xem quy trình các bước thực hiện như thế nào nhé!
Quy trình gửi hàng bằng EMS từ Nhật về Việt Nam
Quy trình gửi hàng qua EMS khá đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện các bước dưới đây.
Bước 1: Đến Japan Post để lấy tờ khai gửi EMS
Tờ khai này có tên là 物品用国際スピード郵便. Bạn đến và nói với nhân viên Buppin-yō kokusai supīdo yūbin kudasai là được. Tờ này được cho hoàn toàn miễn phí, bạn có thể lấy nhiều để dùng vào lần sau hoặc phòng khi viết sai.
Bước 2: Điền đầy đủ thông tin vào tờ khai
Đầu tiên bạn xé tờ đầu ra, viết đủ thông tin vào tờ thứ 2. Khi điền xong, bạn xé miếng dán ở phía sau và dán vào đồ cần gửi.
Sẽ có cái cân để bạn cân bưu phẩm. Bạn không cần phải gói bưu phẩm quá kỹ và cẩn thận, vì đến bưu điện người ta sẽ bóc ra và cân lại 1 lần nữa.
Bước 4: Thanh toán và lấy hóa đơn, phiếu gửi đồ
Khi cân xong, bạn thanh toán sẽ được nhận 2 tờ giấy để có thể kiểm tra online tình trạng hàng hóa.
https://trackings.post.japanpost.jp/services/srv/search/input?locale=en
Bước 5: Giữ kỹ hóa đơn, tờ phiếu gửi đồ đến khi nơi gửi đã nhận được bưu phẩm.
Bạn có thể đem tờ giấy này đến bưu điện nếu xảy ra thất lạc đồ gửi, bưu điện sẽ chịu trách nhiệm về trường hợp này
Giá gửi bưu phẩm của EMS sẽ tính dựa vào cân nặng của đồ và thời gian muốn gửi.
- Bưu phẩm 300g, gửi bằng EMS sẽ có giá 900 yên.
- Bưu phẩm 1kg, giá gửi bằng EMS là 1800 yên. Nếu gửi bằng đường hàng không sẽ là 2050 yên.
- Bưu phẩm 1.5kg, giá gửi bằng EMS là 2400 yên. Gửi bằng đường hàng không cũng là 2400 yên.
- Bưu phẩm 2kg, gửi bằng EMS giá là 3000 yên. Tuy nhiên phí gửi bằng đường hàng không chỉ 2750 yên.
Chính vì thế, bạn có nhu cầu gửi hàng dưới 1,5kg thì lựa chọn EMS là phù hợp và tiết kiệm nhất. Mức phí sẽ mềm hơn nhiều so với bạn gửi bằng đường hàng không hay đường biển.
Bước 1: Kiểm tra có gửi được hay không
LocoBee đã kiểm tra cho các bạn về thông tin này. Bạn hoàn toàn có thể gửi EMS về Việt Nam.
Tuy nhiên nếu bạn muốn gửi đến các quốc gia khác hãy hãy tra xem quốc gia mà bạn muốn gửi có nằm trong danh sách trên 120 quốc gia và vùng lãnh thổ mà bưu điện Nhật Bản đang cung cấp dịch vụ này không nhé.
Kiểm tra quốc gia tại đây: https://www.post.japanpost.jp/int/ems/country/index.html
Ngoài ra bạn còn cần phải kiểm tra xem là hàng của mình có nằm trong danh sách những đồ không thể gửi đi không.
Kiểm tra hàng không nhận tại đây: https://www.post.japanpost.jp/int/use/restriction/index.html
Những mặt hàng này áp dụng trên toàn thế giới:
Trước khi gửi, vui lòng đảm bảo rằng nội dung hàng không có bất kỳ thứ gì không thể gửi được. Sau khi nhận hàng bưu điện sẽ kiểm tra bằng tia X…. Nếu có hàng không gửi được hàng của bạn sẽ bị trả lại.
Vật có giá trị không thể được gửi bằng EMS. Bưu kiện và thư thông thường không phải EMS chỉ có thể được gửi nếu chúng được đăng ký hoặc bảo hiểm, tùy thuộc vào loại hàng. Tuy nhiên, tùy từng quốc gia, bưu điện có thể không gửi được hoặc có thể bị giới hạn số lượng tối đa, vì vậy quý khách vui lòng kiểm tra thông tin theo quốc gia/khu vực. Các mục sau đây được áp dụng cho các vật có giá trị.
Về hàng nguy hiểm cho đường hàng không
Hàng hóa (hàng nguy hiểm) nằm trong “Quy tắc về hàng nguy hiểm” của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) không được gửi bằng thư quốc tế bất kể loại thư nào và phương tiện vận chuyển.
Hàng nguy hiểm cho đường hàng không là gì?
Là thứ đe dọa sự vận hành an toàn của tàu bay, có thể gây nguy hiểm cho tàu bay, các công trình sân bay, v.v. hoặc có thể gây hại cho sức khỏe của hành khách, thành viên phi hành đoàn, nhân viên làm việc tại sân bay… được pháp luật quy định được gọi là “hàng không hàng nguy hiểm ”.
Ví dụ về các mặt hàng chính của “Hàng hóa Nguy hiểm cho đường Hàng không”
Danh sách kairo của các doanh nghiệp có thể gửi đi:
https://www.post.japanpost.jp/int/use/restriction/heating.html
Hàng hóa nguy hiểm không được chấp nhận dưới dạng thư quốc tế
Ngoài ra, với từng quốc gia gửi đến có các danh sách đồ không nhận khác nhau.
Trong trường hợp là Việt Nam, vui lòng kiểm tra ở link bên dưới:
https://www.post.japanpost.jp/cgi-kokusai/nonmailable_articles.php?cid=208
Hướng dẫn điền phiếu EMS tại đây:
https://www.post.japanpost.jp/int/use/writing/ems.html
Tiếp theo đó bạn soạn phiếu điền thông tin tại đây:
https://www.post.japanpost.jp/int/label.html
Ngoài ra, bạn có thể đến bưu điện để lấy giấy điền thông tin. Tuy nhiên theo Bưu điện Nhật Bản, trong trường hợp viết tay sẽ có nguy cơ bị chậm trễ trong việc thông qua hoặc trả lại sản phẩm tại nước đến. Do đó tốt nhất và hãy truy cập vào đường link bên trên để viết thông tin ngay trên web nhé.
Để soạn thông tin trực tuyến bạn tạo thành viên tại đây:
https://www.post.japanpost.jp/intmypage/whatsmypage.html
(Dù mất công một chút nhưng bạn sẽ có tài khoản và sau này sẽ tiện hơn rất nhiều).
Nếu bạn soạn thông tin phiếu gửi EMS bằng điện thoại:
Vào My Page của bạn để nhập thông tin
* Trong phiên bản dành cho điện thoại thông minh, số lượng mục nội dung có thể được mô tả trong một lần gửi lên đến 60 mục.
Một URL để hiển thị mã 2D sẽ được gửi đến địa chỉ email được chỉ định.
Khi tới bưu điện dùng máy quét mã 2D để đọc mã vạch
Danh sách các bưu điện có máy quét:
https://www.e-map.ne.jp/p/jppost17/?enc=UTF8&ad=&zip=&corpid=jp_005&nodecide=1&ypr=1&p_s2=https://www.post.japanpost.jp/int/index.html
Tham khảo cách làm trên điện thoại tại đây:
https://www.post.japanpost.jp/intmypage/howto_sp.html
Nếu bạn soạn thông tin phiếu gửi EMS trên máy tính:
Vào My Page của bạn để nhập thông tin
* Trong phiên bản PC, số lượng nội dung có thể được mô tả trong một lần gửi lên đến 60 mục.
In nhãn ra bằng máy tính của bạn
Tới bưu điện nhận パウチ(một túi chuyên dụng)
Cho phiếu EMS đã in vào túi này và dán lên bưu phẩm của bạn
Tham khảo cách làm trên máy tính tại đây:
https://www.post.japanpost.jp/intmypage/howto.html
Bước 3: Gói hàng và kiểm tra các tài liệu cần thiết
Tại bưu điện bạn có thể mua các phong bì chuyên dụng dành cho việc gửi tài liệu tại bưu điện Nhật Bản gần nhà
https://www.post.japanpost.jp/int/ems/service/package.html
Trong trường hợp bưu phẩm quốc tế bao gồm EMS, không cần khai báo xuất khẩu với hải quan và xin phép các kiện hàng có giá nội dung từ 200.000 yên trở xuống. Sau khi đến bưu cục xử lý thư quốc tế gọi là Bưu điện quốc tế, các công chức hải quan sẽ kiểm tra tại trụ sở chi cục hải quan.
Tham khảo thêm thông tin tại đây:
https://www.post.japanpost.jp/int/use/writing/ems_customs.html
Mang hàng tới bưu điện (nhớ mang theo điện thoại để in phiếu hoặc phiếu EMS đã in sẵn).
Ngoài ra, bưu điện còn có dịch vụ nhận hàng miễn phí, hãy liên hệ với bưu điện gần nhà của bạn nếu muốn nhân viên tới lấy hàng nhé.
Bưu điện gần nơi bạn ở, kiểm tra tại đây:
https://www.post.japanpost.jp/office_search/index.html
Hi vọng bài viết mang lại cho bạn những thông tin mà bạn đang tìm kiếm. Nếu bạn muốn biết thêm về thông tin gì, hãy gửi bình luận xuống dưới bài viết này để ban biên tập của LocoBee biết để chuẩn bị các bài viết để trả lời các vấn đề mà bạn quan tâm nhé.
Để tham gia bình luận hãy đăng ký trở thành thành viên của LocoBee – Hoàn toàn miễn phí!
Cách hẹn nhân viên Yamato đến nhà nhận đồ muốn gửi đi
Các cách làm thủ tục thông báo chuyển nhà với bưu điện Nhật Bản
Nhiều người Việt ở Nhật muốn gửi đồ về Việt Nam nhưng chưa biết được cách nào tiết kiệm và hợp lý. Thì gửi bằng đường bưu điện của Nhật là phương án tối ưu, độ an toàn cũng được đảm bảo tuyệt đối. Nếu bạn đang quan tâm đến việc gửi hàng EMS từ Nhật về Việt Nam thì theo dõi bài viết dưới đây nhé!
EMS là dịch vụ chuyển phát nhanh, viết tắt của Express Mail Service. Đây là dịch vụ của Japan Post. Muốn gửi hàng EMS từ Nhật về Việt Nam chỉ tốn khoảng 3 ngày là tới nơi. Dịch vụ này được rất nhiều người Việt ở Nhật sử dụng. Ngoài ra, các bưu phẩm ở EMS có thể chuyển đi đến tất cả các quốc gia, chỉ cần bạn có mã bưu điện của vùng nơi muốn gửi tới.