Du học tuổi 30 – nên hay không nên? Rất nhiều bạn khi đã ngoài 30 nhưng vẫn muốn đi du học để trau dồi kiến thức và kỹ năng ở môi trường quốc tế. Nhiều bạn rất muốn nhưng vẫn còn phân vân, liệu mắc liệu rằng du học tuổi 30 có nên hay không? Lớn tuổi có đi du học được không? Có hiệu quả không?
Khi nào bắt đầu du học tuổi 30 là hợp lý?
Khi bạn đang suy nghĩ về việc trở lại trường học, bạn cần phải rất rõ ràng về mục tiêu của mình. Vì bạn đã khá có kinh nghiệm, hầu hết các trường hợp, bằng cấp của bạn có thể không mang lại cho bạn lợi nhuận tức thì như bạn mong đợi ngay lập tức, trừ khi đó là một yêu cầu như một phần của công việc.
Nếu bạn có thể dành thời gian với các cam kết gia đình và có tiền để tài trợ cho việc học của mình, thì đó là một kinh nghiệm phong phú để đi du học tuổi 30. Có rất nhiều điều tuyệt vời về giáo dục du học mà bạn sẽ nhận được, không chỉ là về các lớp học và nghiên cứu, mà còn là các hoạt động là một phần của cuộc sống sinh viên như Học sinh, Hoạt động lãnh đạo sinh viên, v.v.
Có thể bạn sẽ bị nhiều người đăt câu hỏi thắc mắc vì sao đi du học muộn như vậy? nhưng điều đó không quan trọng. Nếu đó là giấc mơ của bạn, hãy thực hiện nó! Nhiều người mơ ước, chỉ có vài người dám đạt được nó. Bạn có phải là người đó không?
Các bước tiếp theo để tiếp tục hành trình du học tuổi 30, nếu bạn quyết định rằng tuổi không phải là một trở ngại.
Điều đầu tiên bạn cần làm là nghĩ về mục tiêu du học của mình, đam mê của bạn là gì. Một khi bạn biết những gì bạn muốn đạt được, bạn cần lập kế hoạch để thực hiện điều đó. Dưới đây là một số bước để bắt đầu.
Bạn nghĩ sao? Bây giờ thì du học tuổi 30 có còn thật sự khó khăn với bạn nữa hay không? Hãy nắm bắt lấy nhé.
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.
Chuyên viên tư vấn du học ngành Điều dưỡng và nhà hàng khách sạn với 15 năm kinh nghiệm học tập và công tác tại khách sạn 5* TPHCM
Ở Nhật, trò đùa tinh nghịch chỉ có thể bắt gặp tình yêu tuổi học trò ở Nhật Bản được thể hiện bằng việc viết tên hai người cạnh nhau, rồi che phủ lên tên của họ là một chiếc ô với nét vẽ cách điệu rất đơn giản, được coi như một hình thức ghép đôi. Tiếng Nhật gọi hình ảnh chiếc ô đó là “ai-ai-ga-sa” (trong đó ai-ai nghĩa là “yêu”, và “gasa” có nghĩa là “chiếc ô”). Bạn hoàn toàn có thể gọi hình ảnh đáng yêu trên bằng cụm từ “ô tình yêu”, hay như lũ học trò Nhật Bản sẽ hiểu rằng đó là sự ám chỉ một việc rất lãng mạn, với ý nghĩa là “hai người cùng đi dưới ô mưa”.
Xem các bộ truyện lãng mạn dành cho thiếu nữ, đôi khi bạn cũng sẽ trông thấy nhân vật chính tự viết tên mình cạnh tên người mà cô/cậu bạn ấy thầm thương nhớ, đặt giữa họ là một chiếc ô nhỏ, thông thường cách biểu lộ này sẽ chỉ bắt gặp ở những cô bạn lãng mạn và có tính cách khá trầm lặng, ít biểu lộ. Nhưng hẳn nhiên một người con trai vẫn có thể điền tên mình và tên người mình thương dưới một chiếc ô mưa nếu như cậu ta thực sự mong mỏi điều đó. Không phải tự nhiên mà hình ảnh chiếc ô nối liền hai tâm hồn này xuất hiện phổ biến trong giới trẻ Nhật (mà sau này còn trở nên khá phổ biến giới học trò ở Hàn Quốc, Trung Quốc).
Nguồn gốc của hình ảnh “chiếc ô tình yêu” này có lẽ bắt đầu từ thời kỳ phong kiến khi mà xã hội Nhật vẫn còn giữ tư tưởng vô cùng nặng nề đối với chuyện nam-nữ tự do yêu đương. Việc hai người chưa kết hôn mà đi cạnh nhau giữa chốn đông người thật là khó chấp nhận. Thế nhưng sự ngăn cấm ấy chẳng thể nào giữ chặt được tâm hồn phóng khoáng và luôn khao khát yêu thương của tuổi trẻ. Và để được “hợp thức hoá” chuyện đi bên nhau giữa bao người thì họ chỉ còn cách chờ khi ngày mưa đến, trong tay cầm sẵn một chiếc ô thật to và chờ đợi người mình thương mến đi ngang qua, tình yêu tuổi học trò ở Nhật Bản.
Họ (ở đây dành để chỉ các chàng trai) sẽ cầm chiếc ô và chờ khi người con gái họ ngóng chờ đi tới để đưa ra một lời mời theo kiểu “trời mưa to quá nhỉ, cô có thể trú cùng dưới chiếc ô của tôi…”. Việc làm được xem là rất lãng mạn và can đảm này đã trở thành đề tài sáng tác của nhiều tác phẩm thơ văn trong thời kỳ phong kiến. Rồi dần dần khi trải qua những chặng đường biến động và đổi thay của lịch sử, xã hội ngày càng tiến bộ và tới thời điểm mà người ta có thể chấp nhận việc tự do bày tỏ tình cảm yêu đương giữa nam và nữ một cách thoải mái hơn. Tuy nhiên cũng không thể biết rõ thời gian chính xác là điểm mốc cho sự ra đời của hình ảnh “ai-ai-ga-sa”, chỉ biết là ngày nay nó đã trở thành một biểu tượng quen thuộc về tình yêu trong đời sống của giới trẻ Nhật. Sau này, nhờ manga/anime và sự phổ biến của văn hoá Nhật sang các nước châu Á mà ngay cả ở những quốc gia như Hàn Quốc và Trung Quốc, ta cũng có thể bắt gặp biểu tượng ngọt ngào này. Tình yêu tuổi học trò ở Nhật Bản.
Được đi bên cạnh người mình hằng thương nhớ và mong chờ trong mưa, dù là đối với con trai hay con gái thì hẳn có lẽ cảm giác vẫn cứ là giống nhau mà thôi, sẽ thật hạnh phúc biết bao phải không bạn?
Và có phải bởi lý do đáng yêu và ngọt ngào đó mà “ô tình yêu” đã tồn tại trong tâm thức mỗi người Nhật như một sự lưu giữ những kỷ niệm đẹp đẽ về quãng thời gian tuổi trẻ, cắp sách tới trường và nghe chúng bạn chọc đùa, gán ghép mình với một cô nàng/hay một anh chàng nào đó theo cái cách thức ngô nghê rất trẻ con như thế. Tình yêu tuổi học trò ở Nhật Bản , cũng vì thế mà sẽ chẳng còn ngạc nhiên nữa khi ta rất thường trông thấy “ai-ai-gasa” trong bất cứ thể loại nghệ thuật nào (ở manga, anime, phim ảnh và cũng có thể là trong tiểu thuyết và thơ ca…). Tất cả vẫn như được gìn giữ thật vẹn nguyên trong hình ảnh của một chiếc ô mưa nhỏ bé mà mang theo niềm mong mỏi và nguyện cầu được kết chặt, gắn bó và yêu thương nhau, được dịu dàng đi bên nhau cho dù ở ngoài kia ông trời vẫn đang làm cho mưa rơi, một cơn mưa rất dài…
Tình yêu tuổi học trò ở Nhật Bản hay ở bất cứ nơi nào trên thế giới thật dể thương và đáng trân trọng đúng không nào?
Hãy tìm hiểu văn hóa Nhật tại Hướng Minh ở những bài viết sau nhé!
Ngày valentine lễ tình yêu ở Nhật Bản
Lớn tuổi có đi du học được không?
Lớn tuổi đi du học có được không? Đó có lẽ là điều mà bất kỳ bạn nào đã qau độ tuổi 30 thắc mắc. Thật sự là vẫn được, nếu như bạn có sự chuẩn bị.
Sẽ hoàn toàn có thể đi du học được, nếu:
Một trong những điều tuyệt vời nhất mà các bạn du học tuổi 30 có được đó là sự chính chắn trong suy nghĩ, bạn có đủ kinh nghiệm để xây dựng bản thân và cải thiện kỹ năng sống của mình. Cho dù đó là kỹ năng giao tiếp văn hóa, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng lãnh đão, kỹ năng làm việc nhóm hay thậm chí là kỹ năng nấu ăn bạn cũng dễ dàng sử dụng nó và không hề có gì quá khó khăn.
Bạn tự tin để bắt tay làm quen những người bạn mới, chia sẻ những câu chuyện thú vị và học hỏi những điều tuyệt vời từ bạn bè. Bạn không ngại chia sẻ tất cả những quan điểm độc đáo của mình với những người bạn mới quen. Trong các chương trình du học tuổi 30 bạn sẽ có rất nhiều thời gian để đi du lịch nước ngoài dành cho bạn và những người bạn đồng trang lứa.
Từ những chuyến đi tìm hiểu thế giới đó, bạn sẽ có cơ hội học hỏi cách người phương Tây họ thể hiện cảm xúc cá nhân, sự giận dữ, sự kiên nhẫn mà trước đó bạn không được biết. Những lần tiếp xúc về văn hóa nước ngoài sẽ cho bạn nhiều kiến thức mới, bạn sẽ tìm thấy những điều thú vị ở chính bản thân mình mà trước giờ bạn không nhận ra.
Theo nghiên cứu của Trung tâm Thống kê Giáo dục quốc gia Hoa Kỳ về độ tuổi trung bình sinh viên tốt nghiệp (Master hoặc MBA) cho thấy độ tuổi tốt nghiệp trung bình là khoảng 33 tuổi, tới 50% sinh viên tốt nghiệp trên 30.
Nhìn vào dữ liệu trên, bạn có thể nhận thấy rằng hơn 22% sinh viên trên 40 tuổi và khoảng 28% sinh viên là từ 30 đến 40 tuổi. Dữ liệu nói lên khối lượng Bạn không cần phải lo lắng rằng mình đã quá tuổi. Bạn không già để đi học lại. Có khá nhiều học sinh trong cùng độ tuổi. Ngược lại bạn sẽ mang lại rất nhiều giá trị cho lớp học và làm cho lớp học hấp dẫn hơn.