Trình độ văn hóa là gì? Tốt nghiệp đại học thì ghi trình độ văn hóa thế nào?
Một số lưu ý khi ghi trình độ văn hóa trong đơn xin việc và sơ yếu lý lịch
Nhiều ứng viên thường nhầm lẫn tốt nghiệp đại học thì nên ghi là đại học, tuy nhiên điều này lại không đúng, do trình độ văn hoá chỉ xét trên các cấp bậc học trung học phổ thông gồm mù chữ – tiểu học – trung học cơ sở – trung học phổ thông và không gồm các bậc học như đại học, cao đẳng… Do đó, nếu bạn đã tốt nghiệp hoặc đang học các bậc học cao hơn như đại học, cao đẳng,… thì nên ghi là 12/12. Còn nếu các bạn tốt nghiệp chuyên ngành nào của trường thì nên ghi Cử nhân Luật, Thạc sĩ Luật hoặc Tiến sĩ Luật tương ứng vào mục trình độ chuyên môn. Xem thêm: Có nên học thạc sĩ không? Tất tần tật các điều kiện cần biết để học thạc sĩ
Như đã đề cập ở trên, mẫu HS02-VC/BNV ban hành có kèm theo Thông tư 07/2019/TT-BNV đã hướng dẫn khai trình độ trong sơ yếu lý lịch đối với viên chức như sau: Trình độ giáo dục phổ thông – ghi đã tốt nghiệp lớp mấy và thuộc hệ đào tạo phổ thông nào.
Hy vọng bài viết trên của Việc Làm 24h sẽ giúp các bạn hiểu trình độ văn hóa là gì, sự khác biệt trong cách ghi trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn cũng như trình độ văn hóa và trình độ học vấn. Hãy chú ý trình bày trong đơn xin việc một cách chính xác và chỉn chu nhất để các nhà tuyển dụng nắm được những thông tin mà bạn đề cập đến cũng như đánh giá cao sự chuyên nghiệp của bạn.
ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ
Bên cạnh đó, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.
Xem thêm: Lương thưởng 10 triệu, làm cách nào để lên kế hoạch chi tiêu ngày Tết hợp lý?
Khai trình độ văn hóa trong Sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức
Theo mẫu Sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức (kèm theo Quyết định 02/2008/QĐ-BNV) ghi trình độ giáo dục phổ thông như sau:
Đã tốt nghiệp lớp mấy/thuộc hệ nào (Ví dụ: Lớp 11/12 đối với người đã học đến hết lớp 11 hệ 12 năm).
Trình độ văn hóa là một phần không thể thiếu trong sơ yếu lý lịch hoặc hồ sơ xin việc. Tuy nhiên, trình độ văn hóa là gì? Cách ghi trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch như thế nào? Hãy cùng Langmaster khám phá chi tiết ngay dưới đây nhé.
Trình độ văn hóa là một thuật ngữ dùng để chỉ mức độ giáo dục và hiểu biết của một cá nhân hoặc một cộng đồng. Bao gồm các khía cạnh như kiến thức, giáo dục, tư duy, ý thức văn hóa và giá trị đạo đức. Theo đó, trình độ văn hóa được dùng để chỉ cấp độ học tập theo các bậc học phổ thông (được thể hiện trong mẫu Sơ yếu lý lịch).
Tuy nhiên, trình độ văn hóa còn phản ánh khả năng tiếp thu, chia sẻ và ứng dụng kiến thức của một người trong cuộc sống. Nó có thể bao gồm khả năng đọc, viết, tính toán, hiểu biết về khoa học, lịch sử, nghệ thuật, văn hóa và xã hội. Trình độ văn hóa cũng thể hiện trong cách một người tương tác xã hội, giao tiếp và đối nhân xử thế. Đây là một yếu tố quan trọng trong việc đo lường và đánh giá sự phát triển cá nhân, cũng như sự tiến bộ và phát triển của một xã hội.
=> CÁCH VIẾT CV CHO SINH VIÊN NĂM NHẤT ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ
=> NGƯỜI THAM CHIẾU TRONG CV LÀ GÌ? LƯU Ý KHI CHỌN NGƯỜI THAM CHIẾU
Trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn
Trình độ chuyên môn thường được ghi là trình độ chuyên môn cao nhất được đào tạo hoặc bồi dưỡng tại thời điểm kê khai thông tin như: Tiến sĩ khoa học, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân, Kỹ sư, Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp… và thuộc chuyên ngành đào tạo nào. Bên cạnh đó, những người có nhiều văn bằng đào tạo như bằng Kỹ sư, Cử nhân, Thạc sĩ và cả Tiến sĩ thì chỉ cần kê khai trình độ chuyên môn cao nhất tính đến thời điểm hiện tại.
Xem thêm: Trình độ chuyên môn là gì? Điền trình độ chuyên môn vào lý lịch thế nào là chuẩn?
Cách ghi trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch
Trình độ văn hóa đóng vai trò rất quan trọng trong sơ yếu lý lịch vì hầu hết các công việc chuyên môn đòi hỏi ít nhất một trình độ văn hóa cao đẳng/đại học hoặc tốt nghiệp trung học phổ thông. Tuy nhiên, nên ghi trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch như thế nào?
Khi điền thông tin về trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch, cần ghi rõ cấp học và hệ đào tạo mà bạn đã hoàn thành. Cụ thể, theo quy định tại Điều 6 của Luật Giáo dục 2019, hệ thống giáo dục quốc dân tại Việt Nam bao gồm các cấp học và trình độ đào tạo sau đây:
Ví dụ: Nếu bạn đã tốt nghiệp lớp 12, bạn sẽ ghi là 12/12. Nếu bạn chỉ học đến lớp 10, bạn sẽ ghi là 10/12. Đối với trình độ đào tạo cao hơn, bạn sẽ ghi trình độ cao nhất đã đạt được, ví dụ: Cử nhân, Kỹ sư, Thạc sĩ, Tiến sĩ, và cách ghi này cũng áp dụng cho các trình độ học vấn sau đại học.
Lưu ý nếu bạn đã tốt nghiệp cao đẳng/đại học, bạn cũng sẽ ghi trình độ văn hóa là 12/12. Sau đó, bạn có thể bổ sung thêm trình độ học vấn hoặc trình độ chuyên môn như Cử nhân hoặc Kỹ sư. Quy tắc này cũng áp dụng cho hệ đào tạo sau đại học.
Cách ghi trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch
Trình độ văn hóa ghi đại học hay 12/12?
Thực tế, trình độ văn hoá thường sẽ dựa trên cấp bậc cụ thể như: mù chữ - tiểu học - THCS - THPT, không bao gồm các bậc học cao hơn như đại học, cao đẳng... Do đó, nếu bạn đang hoặc đã học xong đại học hay các bậc học cao hơn tương ứng thì tại mục trình độ văn hóa cũng sẽ chỉ ghi là 12/12. Còn nội dung về cấp bậc đại học, ngành học thì sẽ điền cụ thể tại mục trình độ chuyên môn nhé.
Trình độ văn hóa ghi đại học hay 12/12?
Học hết lớp 7 thì ghi trình độ văn hóa như thế nào?
Nếu bạn đã học hết lớp 7, thì bạn có thể ghi trình độ văn hóa là 7/9 (hệ thống giáo dục phổ thông hệ 9 năm áp dụng trước 1981) hoặc 7/12 (hệ giáo dục 12 năm từ 1981 trở đi) trong sơ yếu lý lịch.
Ngoài ra, bạn có thể chỉ rõ năm tốt nghiệp lớp 7 và ghi tốt nghiệp lớp 7 năm [năm tốt nghiệp]. Điều này sẽ cung cấp thêm thông tin cụ thể về trình độ học vấn của bạn.
Phía trên là toàn bộ nội dung về trình độ văn hóa là gì, cũng như cách ghi trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch để các bạn có thể tham khảo. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình hoàn thành hồ sơ của mình nhé.
=> NHÀ TUYỂN DỤNG CẦN GÌ Ở ỨNG VIÊN? 10 ĐIỀU GÂY ẤN TƯỢNG VỚI NHÀ TUYỂN DỤNG
=> LANGMASTER - TUYỂN DỤNG GIẢNG VIÊN TIẾNG ANH ONLINE
Khi chuẩn bị đơn xin việc, sơ yếu lý lịch là thứ không thể thiếu trong hồ sơ cá nhân, nghe có vẻ quen thuộc tuy nhiên nhiều bạn còn mắc sai sót không biết trình độ ghi đại học hay 12/12, đặc biệt là cách ghi trình độ văn hóa một cách chính xác nhất. Bên cạnh đó nhiều người không phân biệt được trình độ văn hóa và trình độ học vấn. Vậy trình độ văn hóa là gì? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu câu trả lời chính xác nhất.
Thực ra, chưa có khái niệm chính thức về trình độ văn hóa, nhiều định nghĩa cho rằng trình độ văn hóa là thuật ngữ dùng để chỉ cấp độ học tập của một cá nhân theo các bậc học phổ thông bao gồm tiểu học – trung học cơ sở và trung học phổ thông. Bên cạnh đó, trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch hoặc một số giấy tờ, văn bản liên quan khác thường yêu cầu người thực hiện khai báo thông tin cá nhân.
Tuy nhiên, nhiều quan điểm cho rằng cách hiểu trên chưa được đầy đủ do trình độ văn hóa nên được hiểu theo nghĩa rộng hơn là trình độ phát triển về vật chất và tinh thần của một cá nhân hay của một nhóm người, một xã hội, bao gồm cách sống và lối sống. Còn trình độ học vấn không thể hiện rằng người có trình độ học vấn cao chắc chắn có trình độ cao và người trình độ học vấn thấp thì trình độ văn hoá phải thấp.
Vì vậy, để tránh sự nhầm lẫn hoặc đánh đồng khái niệm dẫn đến hiểu sai nghĩa, trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch nên được thay thế bởi một từ khác phù hợp hơn như trình độ học vấn hay trình độ giáo dục phổ thông…
Xem thêm: Lao động phổ thông là gì? Người làm công việc phổ thông nên lưu ý gì?