* Đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam:
👉 Bồi đắp phù sa cho đồng bằng châu thổ
Chúng ta đều biết các đồng bằng lớn của Việt Nam được hình thành từ phù sa bồi đắp bởi mạng lưới sông ngòi xuyên suốt quá trình kiến tạo địa chất đến nay:
Những vùng đất bằng phẳng mà chúng ta đang được sinh sống và làm việc hiện tại đều xuất phát từ những điều kiện mà hệ thống sông ngòi rộng lớn mang lại.
Những thế mạnh mà hệ thống sông ngòi Việt Nam mang lại
Sông nước luôn tác động không ít đến sự phát triển kinh tế, đời sống văn hóa, xã hội. Những lợi ích mà Việt Nam được hưởng từ hệ thống sông ngòi chằng chịt là không thể chối cãi:
👉Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất
Bên cạnh việc cung cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt của người dân, các hoạt động sản xuất đặc biệt là sản xuất nông nghiệp hưởng lợi rất nhiều từ nguồn nước dồi dào mà mạng lưới sông ngòi dày đặc mang lại. Tưới tiêu, nuôi trồng, khai thác thủy sản ngày càng dễ dàng hơn khi đã có sẵn nguồn nước mà nay lại được các máy móc hỗ trợ tận dụng nguồn nước này một cách hiệu quả.
Các dòng máy bơm của STIHL là một công cụ hỗ trợ điển hình.
Nước là nguồn tài nguyên quý giá và mạng lưới sông ngòi chính là một tài sản khổng lồ của nước ta. Vì thế người dân phải có những phương pháp để sử dụng nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất một cách hiệu quả nhất để khai thác tối đa sức mạnh và tiềm năng mà đặc trưng địa lý mang lại. Dùng máy móc hỗ trợ là một trong những phương pháp hiệu quả nhất.
Hệ thống sông ngòi của Việt Nam
Các hệ thống sông ngòi chằng chịt trải dài trên khắp đất nước hình chữ S. Theo thống kê, hiện tại nước ta có khoảng 2360 con sông dài trên 10km. Bên cạnh đó là vô số sông nhỏ và ngắn chiếm đến khoảng 93%. Có 16 lưu vực sông lớn với diện tích trung bình trên 2500 km2. Hai hệ thống sông lớn ngự trị ở hai đầu đất nước là sông Hồng và sông Mekong (Cửu Long) đã bồi đắp phù sa cho các vùng đồng bằng châu thổ, cung cấp nước sinh hoạt, phục vụ nông nghiệp cho dân ta xuyên suốt lịch sử hàng nghìn năm đến nay. Bởi thế đây được xem là một thế mạnh vô cùng đặc biệt, song cũng tiềm tàng nhiều rủi ro và thách thức cho người dân Việt Nam.
👉Phát triển giao thông đường thủy, điều hòa nhiệt độ, cảnh quan
Một chức năng quan trọng không kém đó chính là kết nối giao thông đường thủy. Nhờ hệ thống sông đổ ra biển mà giao thông dưới nước của Việt Nam liên kết chặt chẽ hơn.
Ngoài ra sông ngòi còn có chức năng điều tiết khí hậu, làm diệu cảnh quan. Đó chính là lý do khiến du lịch sông nước phát triển. Các khu vực gần hệ thống sông ngòi có nhiệt độ khá mát, cảnh quan xanh tươi, dễ chịu. Vô cùng thích hợp làm địa điểm để thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng.
Sông Lam, tên gọi khác ở Việt Nam là Ngàn Cả hay Sông Cả, ở Lào là Nam Khan, là một trong 2 con sông lớn nhất ở Bắc Trung Bộ Việt Nam. Cùng với núi Hồng Lĩnh, sông Lam được xem là biểu tượng của xứ Nghệ. Hai bên dòng sông Lam có những làng văn hóa của Nghệ An và Hà Tĩnh như Yên Hồ (Đức Thọ), Tiên Điền, Uy Viễn (Nghi Xuân), Trung Lương (Thị xã Hồng Lĩnh), Trung Cần, Hoành Sơn, làng Kim Liên (Nam Đàn) tạo nên một vùng văn hóa Lam Hồng.
Sông Lam, tên gọi khác ở Việt Nam là Ngàn Cả hay Sông Cả, ở Lào là Nam Khan, là một trong 2 con sông lớn nhất ở Bắc Trung Bộ Việt Nam. Cùng với núi Hồng Lĩnh, sông Lam được xem là biểu tượng của xứ Nghệ. Hai bên dòng sông Lam có những làng văn hóa của Nghệ An và Hà Tĩnh như Yên Hồ (Đức Thọ), Tiên Điền, Uy Viễn (Nghi Xuân), Trung Lương (Thị xã Hồng Lĩnh), Trung Cần, Hoành Sơn, làng Kim Liên (Nam Đàn) tạo nên một vùng văn hóa Lam Hồng.
Ngàn Cả hay sông Cả là tên cũ của sông Lam. Ngày nay, sông Cả chỉ phần nhánh chính từ Nghệ An của sông Lam. Nhánh này hợp với nhánh lớn thứ hai là sông La, từ Hà Tĩnh, để tạo thành phần hạ nguồn của sông Lam. Tiếng Cả vừa hàm nghĩa là "lớn", vừa có hàm nghĩa là "mẹ", mẹ của những con sông nhỏ đổ về như Nậm Nơm, Nậm Mộ, sông Giăng, và sông La. Còn tên "sông Lam" có lẽ do màu nước xanh. Sông còn có các tên như Lam Giang, Thanh Long Giang, Lam Thủy.
Sông bắt nguồn từ cao nguyên Xiengkhuang, Lào. Phần chảy trên lãnh thổ Lào gọi là Nam Khan. Phần chính của dòng sông chảy qua Nghệ An, phần cuối của sông Lam hợp lưu với sông La từ Hà Tĩnh, tạo thành ranh giới của Nghệ An và Hà Tĩnh đổ ra biển tại cửa Hội. Cụ thể, trên lãnh thổ Việt Nam, nó chảy qua địa phận huyện Kì Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Đô Lương, Nam Đàn, giữa các huyện Thanh Chương, Hưng Nguyên, thành phố Vinh, Nghi Lộc của tỉnh Nghệ An rồi vào Đức Thọ, Nghi Xuân, thị xã Hồng Lĩnh của tỉnh Hà Tĩnh trước khi đổ ra vịnh Bắc Bộ.
Tổng cộng chiều dài của sông theo Bách khoa toàn thư Việt Nam là khoảng 513 km, đoạn chảy trong nội địa Việt Nam khoảng 361 km. Tuy nhiên có nguồn khác thì cho rằng dòng sông này có hai nguồn chính, nếu tính theo đầu nguồn từ Nậm Mơn thì Sông Lam dài 530 km, nếu tính đầu nguồn bắt đàu từ Nậm Mô thì chiều dài sông là 432 km. Diện tích lưu vực của con sông này là 27.200 km², trong số đó 17.730 km² thuộc Việt Nam. Tính trung bình của cả triền sông thì sông Lam nằm ở cao độ 294 m và độ dốc trung bình là 18,3%. Mật độ sông suối là 0,60 km/km². Từ biên giới Việt-Lào đến Cửa Rào, lòng sông dốc nhiều với hơn 100 ghềnh thác. Từ Cửa Rào trở về xuôi, tàu thuyền nhỏ có thể đi lại được trên sông vào mùa nước. Tổng lượng nước 21,90 km³ tương ứng với lưu lượng trung bình năm 688 m³/s và môđun dòng chảy năm 25,3 l/s.km². Lưu lượng trung bình mỗi năm tại Cửa Rào là 236 m³/s, tại Dừa: 430 m³/s. Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 11 cũng là mùa mưa, góp khoảng 74-80% tổng lượng nước cả năm.
Cầu Bến Thủy Sông chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, khi gần tới biển chảy ngược lên hướng Bắc. Có một số nhánh sông nhân tạo lấy nước từ Sông Lam như sông Đào.
Sách Đại Nam nhất thống chí viết: ...sông Lam Giang, tục gọi sông Cả, có hai nguồn: Một nguồn chảy ra từ các núi phủ Trấn Biên xứ Nghệ , phủ Trấn Ninh xứ Nghệ , chảy về phía Đông đến phủ Tương Dương xứ Nghệ qua núi Thành Nam gọi là nguồn Tương. Nguồn kia bắt đầu từ vùng núi huyện Thúy Vân xứ Nghệ chảy về phía Đông Nam vào phủ Quỳ Châu gọi là nguồn Hiếu. Hai nguồn hợp nhau chảy về Đông đến các huyện Thanh Chương, Nam Đường gặp sông Dương và sông Vũ từ phía Tây đổ vào, sông Cương từ phía Bắc chảy vào, rồi chảy đến phía Nam núi Lam Thành thì hội với sông La thành sông Tam Chế và đổ ra biển Đông tại cửa Hội.
Sân vận động Vinh nằm ở trung tâm thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam với sức chứa khoảng 18.000 chỗ ngồi, gồm khán đài A và khán đài B. Đây là sân nhà của câu lạc bộ bóng đá Sông Lam Nghệ An, một câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng, nhiều lần vô địch bóng đá Việt Nam. Ngoài ra, câu lạc bộ bóng đá Sara Thành Vinh, Hồng Lĩnh Hà Tĩnh cũng lấy đây làm sân nhà.
số 6, đường Đào Tấn, Phường Cửa Nam, TP. Vinh, Nghệ An
Khi mùa giải V-League đầu tiên 2000-2001 được khởi tranh, Sân vận động thành phố Vinh vừa cải tạo hàng chục tỷ đồng và được coi là công trình thế kỷ làm nể lòng các đội bóng khác.
Nhận thấy sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng chưa tương xứng với đẳng cấp của đội tuyển, lãnh đạo Sở Thể dục Thể thao đã tức tốc làm tờ trình gửi Ủy ban nhân dân tỉnh xin nâng cấp, cải tạo và mở rộng sân vận động thành phố Vinh. Dự án này đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt theo quyết định số 3109/QĐ.UB-KH vào ngày 23 tháng 9 năm 1999 với tổng mức đầu tư là 20.800 triệu đồng. Đơn vị thiết kế là Công ty cổ phần tư vấn quy hoạch thiết kế Nghệ An. Với mục tiêu nâng cấp Sân Vinh đạt tiêu chuẩn Quốc tế phục vụ thi đấu các môn thể thao như bóng đá, điền kinh và một số hoạt động văn hoá lớn của tỉnh và toàn quốc trong thời gian 50 năm, đợt cải tạo và nâng cấp này đã mở rộng mặt sân bóng đá với diện tích 8.436 m2, mở rộng khán đài B để bố trí thêm 1.000 chỗ ngồi, xây mới khán đài A có sức chứa 7.000 chỗ ngồi, trong đó 5.000 chỗ ngồi ghế tựa, có mái che. Ngoài ra, hệ thống cấp thoát nước cũng được đầu tư, cải tạo theo cấu trúc 2 lớp chạy xung quanh sân (lớp phía trong đường chạy vòng và lớp dọc dải phân cách giữa khu khán giả và đường chạy) với tổng chiều dài 760m. Sau ba năm thi công, đến mùa bóng 2002-2003, việc nâng cấp mặt sân thi đấu hoàn thành và bàn giao, đưa vào sử dụng với quyết toán là 1,685 tỷ đồng. Năm 2003, hạng mục xây dựng khu vực I - II khán đài A (bao gồm cả việc lắp đặt hệ thống ghế ngồi) cũng đã hoàn thành với số vốn đầu tư gần 11 tỷ đồng. Năm 2006, hệ thống mương thoát nước của Sân Vinh do Xí nghiệp xây lắp H36 - Công ty lắp Hoá chất Hà Nội thi công cũng đã được bàn giao, đưa vào sử dụng. Tính đến thời điểm này, nếu không tính đến hệ thống đường pít đang còn gấp rút hoàn thiện thì tất cả các hạng mục nâng cấp đều đã được bàn giao và đưa vào sử dụng.Đến năm 2016,Để phục vụ cho công tác tổ chức hội khỏe phù đổng toàn quốc.Sở văn hoá,thể thao Nghệ an đã cho nâng cấp toàn bộ sân vinh.Khoảng 6.000 chiếc ghế đã được lựa chọn để lắp ráp tại khán đài B sân Vinh. Kể từ khi được xây dựng vào những năm 1973-1974, đây là lần đầu tiên SVĐ Vinh được tu sửa với quy mô lên đến 10 tỷ đồng.Khán đài C và D vốn rêu phong ẩm mốc cũng được xây lại và lắp hàng rào chắn mới hoàn toàn,Không chỉ có khán đài B, khán đài D khu vực dành cho các CĐV đội khách tại V.League cũng sẽ được lắp khoảng hơn 500 ghế ngồi và các phòng chức năng của sân vận động cũng đã được tu sửa.
Mùa bóng 2000 và 2001, Sân Vinh cực kì sôi động khi Sông Lam Nghệ An 2 lần liên tiếp giành chức vô địch V-League. Với sức chứa khoảng 18.000 chỗ ngồi, Sân Vinh đã trở thành chảo lửa giữa lòng thành phố Vinh. Để tương xứng với những gì câu lạc bộ có được, năm 2003, ban quản lý đã cho xây dựng và nâng cấp hoàn toàn cơ sở hạ tầng của sân vận động. Sau khi đã hoàn thành việc tu sửa, mặt cỏ sân đã đạt tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống tưới ẩm và thoát nước ngầm. Khán đài A thiết kế theo kiểu mái vòm hiện đại với 5.000 chỗ ngồi lắp ghế composing, hệ thống chiếu sáng hiện đại được lắp đặt. Tám năm sau, sân vận động ấy đã xuống cấp nghiêm trọng khi chưa đạt 1/6 giá trị sử dụng. Ngoại trừ hệ thống đèn chiếu sáng (do Công ty Thể dục Thể thao Thành Lâm làm chủ đầu tư với mức kinh phí trên 8 tỷ đồng) là đang hoạt động tương đối ổn định, còn lại ở nhiều công trình hạng mục khác đã bị hư hỏng ngay như khu vực Khán đài A, hệ thống tưới nước ngầm và mương thoát nước.
Giai đoạn 2009-nay là giai đoạn trở lại đỉnh cao của bóng đá Sông Lam Nghệ An. Với sự trở lại của huấn luyện viên trưởng Nguyễn Hữu Thắng, câu lạc bộ vô địch Cúp bóng đá Việt Nam 2010, Sân Vinh tiếp tục chứng kiến sự sôi động của các cổ động viên nhà.
Đây cũng là nơi diễn ra trận đấu tranh ngôi vô địch V-league 2011. Trước "chung kết" giữa Sông Lam Nghệ An và Hà Nội T&T, Sân Vinh lên đỉnh điểm cơn sốt vé, người hâm mộ xứ Nghệ sắp hàng đến Sân Vinh với mục tiêu mua được chiếc vé với giá rất cao để vào xem đội chủ nhà nâng cup vô địch. Khi trận đấu chưa diễn ra, hàng ngàn người hâm mộ dù mua được vé nhưng vẫn không thể vào sân vì Sân Vinh đã quá tải, nhiều người đã phá cửa để vào sân, nhiều người khác dùng thang, trèo tường để xem, một số ngồi trên cây hay nóc nhà cao tầng. Mùa giải V-League 2011 đầy thành công của Sông Lam Nghệ An đã giúp Sân Vinh trở lại "thời kì hoàng kim" của 10 năm trước. Người dân xứ Nghệ luôn mong chờ đội bóng nâng cao chiếc cúp V-League lần nữa về với quê hương và điều đó đã trở thành hiện thực ngay trên Sân Vinh.
Sân Vinh rộn ràng trong bầu không khí lễ hội sau khi Sông Lam Nghệ An cầm chân Hà Nội T&T với tỷ số 1-1 ở vòng đấu cuối cùng của V-League 2011, qua đó giành chức vô địch V-League sau 10 năm chờ đợi. Không thể tả hết niềm vui sướng của các cổ động viên xứ Nghệ cũng như thầy trò huấn luyện viên Nguyễn Hữu Thắng sau khi trọng tài Vũ Bảo Linh thổi còi kết thúc trận đấu bởi họ đã chờ đợi quá lâu để được nâng cao chiếc Cúp vô địch. Chiến công của Sông Lam Nghệ An càng ngọt ngào hơn nữa khi họ giành vinh quang ngay trên Sân Vinh lại trước đối thủ cạnh tranh trực tiếp và cũng là các nhà đương kim vô địch trước khi vòng 26 diễn ra.
Tại trận chung kết cúp Quốc gia 2017, Sông Lam Nghệ An đã xuất sắc đánh bại cựu vô địch V-League 2015 Becamex Bình Dương với tổng tỉ số 7-2 để lên ngôi vô địch và từ đó Sân Vinh đã hồi sinh trở lại. 1 năm sau, ở trận đấu play-off giữa đội đứng thứ 13 V-League 2018 là Nam Định và đội đứng thứ 2 ở giải Hạng nhất 2018 là Hà Nội B (nay là Hồng Lĩnh Hà Tĩnh) và trận đấu kết thúc trong 90 phút kịch tính 2 hiệp chính và 30 phút hiệp phụ; buộc cả 2 đội phải sút luân lưu. Tại đây, 2 cú cản phá cú sút của thủ môn Nguyễn Quốc Thiện Esele đã giúp cho đội bóng thành Nam ở lại với giải đấu cấp cao nhất của bóng đá Việt Nam. Sân Vinh hiện nay đã lại xuống cấp với mặt cỏ nham nhở và những khán đài sắp sụp đổ,không đủ tiêu chuẩn để tổ chức các trận đấu bóng đá đỉnh cao, cần rất nhiều kinh phí để sửa chữa...
Video: Chiêm ngưỡng toàn cảnh sân vận động Vinh. Nguồn: On Sports