Người phát ngôn của Cơ quan thời tiết trung ương Đài Loan nhận định rằng đây là trận động đất mạnh nhất xảy ra vùng lãnh thổ này trong 25 năm qua. Năm 1999, đã xảy ra trận động đất độ lớn 7,6 khiến gần 2.400 người thiệt mạng tại Đài Loan.
Phương tiện di chuyển đến Thạch Lâm
Hạ cánh xuống sân bay Côn Minh, bạn có thể bắt tuyến xe buýt đặc biệt đi thẳng tới rừng đá. Tuyến buýt này khởi hành lúc: 9 giờ 30, 10 giờ 30, 11 giờ 30, 12 giờ 30, 14 giờ, 15 giờ 30, 17 giờ và 18 giờ. Chiều đi về sân bay là các chuyến lúc: 8 giờ 20, 9 giờ 50, 11 giờ 10, 12 giờ 20, 13 giờ 40, 15 giờ 10, 16 giờ 10 và 17 giờ 50. Giá vé là 45 nhân dân tệ một lượt. Còn một tuyến buýt khác nữa cũng đi rừng đá. Từ nhà ga xe lửa phía đông Côn Minh, có tuyến buyết thường xuyên hoạt động từ 8 giờ đến 18 giờ. Giá vé là 34 nhân dân tệ.
Một cách khác nữa để đến rừng đá Thạch Lâm là bạn đi tàu cao tốc. Bạn đến ga tàu Nam Côn Minh, đi tàu cao tốc trước. Bạn mất khoảng 20 phút di chuyển đến Tây Nguyên rồi bắt tuyến buýt 99 đi thẳng đến rừng đá. Vé tàu cao tốc là 29 nhân dân tệ cho khoang hạng nhất, 18 nhân dân tệ cho khoang hạng hai. Giá vé xe buýt dao động từ 8 – 10 nhân dân tệ, tùy chặng. Thời gian đi xe buýt khoảng 50 phút. Xe chạy từ 7 giờ 50 đến 22 giờ 30, cứ 30 phút một chuyến.
Trên đây là một số thông tin về khu rừng đá Thạch Lâm ở Vân Nam. Đến với khu rừng đá này, bạn sẽ có một chuyến đi đầy hứa hẹn. Nhanh tay săn vé máy bay giá rẻ tại Vietair.com.vn và lên đường du lịch thôi nào!
Bài viết tham khảo: Tháp truyền hình Minh Châu Phương Đông Thượng Hải
Không chỉ rẻ mà chất lượng ngày càng được cải tiến nên trái cây Trung Quốc vào Việt Nam tăng mạnh với đủ chủng loại.
Chị Hằng, tiểu thương tại chợ Căn Cứ, quận Gò Vấp, cho biết trái cây Trung Quốc đang vào mùa nên giá rất rẻ. Hiện, táo, mận, nho, đào... Trung Quốc đa dạng chủng loại liên tục được các đơn vị nhập khẩu về Việt Nam chào bán với giá thấp.
Nếu các năm trước chỉ có nho xanh và nho đỏ, năm nay có 5-6 loại nho. Trước Trung Quốc chỉ trồng được nho không hạt thì 2 năm nay có thêm nho đỏ có hạt chất lượng cao, giá 80.000-100.000 đồng một kg, chỉ bằng hàng Việt.
"Mỗi ngày tôi bán hết 20-30 kg nho đỏ có hạt kích cỡ lớn của Trung Quốc. Loại này không chỉ trái to, đẹp, đồng đều mà chất lượng khá ổn định", chị Hằng nói.
Xoài, đào Trung Quốc bán tại các cửa hàng trái cây ở TP HCM. Ảnh: Hồng Châu
Sạp hoa quả của chị Oanh ở chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh) đa phần bán trái cây Trung Quốc. Theo chị, lựu, nho, táo đang là nhóm hoa quả Trung Quốc đa dạng chủng loại nhất. "Khách muốn mua hàng organic của Trung Quốc cũng có nhưng loại này không trưng bày ở quầy mà cần đặt trước 2-3 ngày", chị nói.
Chị Lan, thương nhân tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức chuyên nhập trái cây Trung Quốc, thông tin 2 tháng nay lượng hàng nhập khẩu tăng 60-80% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân là sức tiêu thụ trái cây Trung Quốc tăng cao.
Báo cáo của Hiệp hội trái cây Việt Nam dẫn nguồn từ Tổng cục Hải quan cho thấy, 7 tháng đầu năm, Trung Quốc dẫn đầu về xuất khẩu rau quả vào Việt Nam với kim ngạch 388 triệu USD, tăng 64% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện, Trung Quốc chiếm 36,53% thị phần nhập khẩu rau quả của Việt Nam.
Chị Hồng, ở quận Gò Vấp cho biết những năm trước khá lo ngại về trái cây Trung Quốc nhưng thời gian gần đây, chị đã có thiện cảm khi được người thân tặng cho nhiều sản phẩm trái cây của nước này khá chất lượng. "Trước đây, nho Trung Quốc mua về chỉ 2-3 ngày là hỏng, giờ các loại nho kẹo, nho đỏ trái bự có hạt được đóng gói và chất lượng cải tiến, trữ được lâu nên tôi tin tưởng", chị Hồng nói.
Tương tự, chị Loan ở quận 5 cho rằng thay vì chọn mua những sản phẩm trái cây đổ đống phơi nắng, chị chọn trái cây nội địa Trung Quốc được đóng gói bảo quản cẩn thận. Đặc biệt, trái cây cao cấp của nước này rẻ hơn nhiều so với hàng Pháp, Nhật nên hợp túi tiền của gia đình.
Theo ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội trái cây Việt Nam, hoa quả Trung Quốc đã có bộ mặt mới khi ngày càng cải tiến chất lượng sản phẩm. Vài năm trở lại đây, nước này bắt đầu nâng cao tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Nông dân buộc phải thay đổi thói quen sản xuất và dám công khai nguồn gốc xuất xứ.
"Bên cạnh đó, giá bán trái cây Trung Quốc cạnh tranh nhất nên thị phần sản phẩm của quốc gia này tại Việt Nam tăng mạnh trở lại", ông Nguyên nói.
Ngoài việc nước bạn cải tiến chất lượng, theo ông Nguyên, thị trường Việt Nam khá dễ dãi với trái cây nhập từ nước này, cũng là lý do hoa quả Trung Quốc đổ về Việt Nam nhiều. Đa phần Việt Nam không siết tiểu ngạch với trái cây của Trung Quốc và không áp dụng chính ngạch với rau quả nước này nên hàng vào Việt Nam nhanh hơn thông qua đường bộ. Hiệp định RCEP có hiệu lực ngày càng góp phần giúp rau quả nước này dễ dàng vào Việt Nam.
Việt Nam chi 17.400 tỷ đồng nhập rau quả Trung Quốc trong 9 tháng, tăng hơn 24% so với cùng kỳ 2023, chúng được bán khắp các chợ truyền thống và siêu thị.
Trung Quốc liên tục là thị trường cung cấp rau quả lớn nhất cho Việt Nam trong nhiều năm qua. Năm 2020, thị phần rau quả nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm khoảng 30%, đến năm 2023 đã tăng lên 37% và nay đạt 42%.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, 9 tháng đầu năm, các doanh nghiệp Việt Nam đã chi 697 triệu USD (tương đương 17.400 tỷ đồng) để nhập khẩu rau quả từ Trung Quốc, chủ yếu là trái cây tươi. So với cùng kỳ năm trước, nhập khẩu rau quả từ Trung Quốc tăng 24,2%.
Ghi nhận từ VnExpress cho thấy trước đây, rau quả Trung Quốc chủ yếu được bán ở chợ, nhưng hiện đã xuất hiện phổ biến tại các siêu thị và cửa hàng cao cấp. Tại Farmers Market, MM Mega và Co.opmart, nhiều sản phẩm từ Trung Quốc như táo, nho cùng các loại rau củ như tỏi, hành tây, khoai tây, cà rốt được bày bán. Sản phẩm Trung Quốc thường có giá thấp hơn 10-30% so với các mặt hàng nhập khẩu khác.
Táo và hồng giòn Trung Quốc được bán tại siêu thị Co.opmart trên đường Quang Trung, quận Gò Vấp, TP HCM. Ảnh: Thi Hà
Tại các cửa hàng trái cây cao cấp, nhiều loại trái cây Trung Quốc được niêm yết với giá hấp dẫn, chẳng hạn hồng táo Vip 90.000-120.000 đồng một kg, nho sữa 90.000-110.000 đồng một kg, và táo cherry 100.000-120.000 đồng một kg. Theo bà Hồng Loan, chủ cửa hàng, những sản phẩm này đều được nhập khẩu chính ngạch, đóng hộp và có tem nhãn đầy đủ, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Bà cũng cho biết táo cherry chính ngạch thường được đóng gói theo quy chuẩn và có giá cao hơn so với hàng bán ở chợ truyền thống.
Ông Võ Thanh Lộc, đồng sáng lập Farmers' Market, chia sẻ rằng trước đây công ty chủ yếu nhập khẩu trái cây từ Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ. Tuy nhiên, với sự đa dạng và mẫu mã đẹp mắt của sản phẩm Trung Quốc, cùng với sự ưa chuộng từ người tiêu dùng Việt Nam, công ty đã thêm vào danh mục sản phẩm các loại trái cây từ Trung Quốc.
Ông Lộc cũng nhận định rằng, sản phẩm Trung Quốc có giá hấp dẫn hơn so với nhiều quốc gia khác và chất lượng đã được cải thiện đáng kể.
Hồng táo được nhập về chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TP HCM). Ảnh: Linh Đan
Theo thống kê từ Công ty Quản lý và Kinh doanh chợ nông sản Thủ Đức, từ đầu năm đến nay, có 88.411 tấn rau củ và trái cây Trung Quốc được nhập về chợ, trong đó rau quả chiếm 34.150 tấn, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân mỗi ngày có khoảng 327 tấn rau củ, trái cây Trung Quốc được tiêu thụ tại TP HCM và các tỉnh lân cận.
Đại diện công ty quản lý chợ cho biết, nông sản Trung Quốc nhập về chợ chủ yếu là hàng chính ngạch và theo mùa. Năm nay, lượng trái cây về chợ giảm do nhiều thương nhân nhập khẩu và phân phối trực tiếp cho các tiểu thương mà không qua chợ. Ngoài ra, sự gia tăng của các hoạt động buôn bán tự phát cũng ảnh hưởng đến lượng hàng nhập về chợ.
Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho biết Trung Quốc đã tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm không chỉ với hàng nhập khẩu mà còn với hàng nội địa. Hàng hoá của họ đều được kiểm soát mã vùng trồng và đóng gói. Điều này đã giúp cải thiện chất lượng và an toàn của sản phẩm.
Theo ông Nguyên, Trung Quốc cũng cải tiến giống cây trồng và giảm chi phí vận chuyển nhờ tận dụng xe rỗng khi xuất khẩu trái cây sang Việt Nam, giúp sản phẩm của họ cạnh tranh tốt hơn. Bên cạnh đó, thuế nhập khẩu giữa Trung Quốc và ASEAN đã về mức 0%, làm tăng thêm lợi thế cho hàng Trung Quốc tại Việt Nam.