- Thu nhập từ 15.000.000 VND đến 25.000.000 VND (tùy theo năng lực, kinh nghiệm giảng dạy, có thỏa thuận trong buổi phỏng vấn)
Phụ cấp đặc thù với nhà giáo là nghệ nhân
Được quy định tại Điều 1 Nghị định 113/2015/NĐ-CP, đây là loại phụ cấp được áp dụng cho những nhà giáo dạy tích hợp, những nhà giáo có là nghệ nhân ưu tú trở lên, hay những nhà giáo có chuyên môn cao dạy thực hành tại các cơ sở giáo dục công lập.
Phụ cấp đặc thù đối với nhà giáo nghệ nhân được tính theo số giờ dạy tích hợp, giờ dạy thực hành thực tế với tỷ lệ 10% mức lương hiện hưởng, cộng thêm các phụ cấp lãnh đạo, phụ cấp thâm niên nếu có. Và mức phụ cấp này được trả cùng với kỳ lương hàng tháng, không tính vào bảo hiểm.
Công thức cụ thể để tính phụ cấp đặc thù như sau:
Mức phụ cấp đặc thù = 10% [mức lương hiện hưởng + Phụ cấp chức vụ lãnh đạo + phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)]
Bởi vì trong năm 2023, mức lương cơ sở có sự thay đổi theo sự điều chỉnh của Nhà nước, do đó, mức phụ cấp đặc thù dành cho nhà giáo là nghệ nhân cũng sẽ có sự thay đổi theo kể từ ngày 1/7/2023 trở đi.
Bảng lương giáo viên trung học phổ thông
Dựa theo Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT, các cán bộ, viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non sẽ áp dụng bảng lương giáo viên như trong Nghị định 204/2004/NĐ/CP. Cụ thể như sau:
Bảng lương giáo viên trung học phổ thông (Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính Phủ)
=> GIẢI ĐÁP THẮC MẮC LƯƠNG BAO NHIÊU PHẢI ĐÓNG THUẾ
=> TÌM HIỂU TẤT TẦN TẬT VỀ CÁCH TÍNH LƯƠNG NET VÀ GROSS
Các mức phụ cấp của giáo viên
Phụ cấp ưu đãi theo nghề là mức ưu đãi được cộng vào lương giáo viên cho các cán bộ giáo viên, nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy, công tác tại các cơ sở giáo dục công lập và các trường học, hay các đơn vị giáo dục khác trực thuộc cơ quan Nhà nước, Đảng, tổ chức chính trị xã hội, và được Nhà nước chịu trách nhiệm kinh phí hoạt động.
Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề được thể hiện rõ tại Thông tư liên tịch số 01 với công thức tính cụ thể như sau:
Mức phụ cấp ưu đãi = Mức lương cơ sở x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi.
Các mức tỷ lệ của phụ cấp được ghi rõ trong Quyết định 244/2005/QĐ-TTg như sau:
Các đối tượng hưởng đang giảng dạy trực tiếp tại các đơn vị bao gồm: cao đẳng, đại học, học viện, trường bồi dưỡng thuộc Bộ, cơ quan của Bộ, cơ quan trực thuộc các tổ chức như Chính phủ, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, trường chính trị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Đối với các trường hợp công tác giảng dạy tại các trường sư phạm hay khoa sư phạm, và chịu trách nhiệm giảng dạy môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh không nằm trong diện này
Các đối tượng hưởng là những cán bộ giáo viên đang công tác, giảng dạy tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trung tâm hướng nghiệp, kỹ thuật tổng hợp, trung tâm giáo dục thường xuyên , hay dạy nghề ở vùng đồng bằng, thị xã, thành phố.
Cán bộ giáo viên công tác tại các trường trung học chuyên nghiệp, trung tâm bồi dưỡng chính trị địa phương
Mức 35% là mức trợ cấp của các giáo viên tại các trường mầm non và tiểu học ở khu vực đồng bằng, thị xã, thành phố.
Các giáo viên công tác giảng dạy tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề ở các vùng miền núi, hải đảo, vùng sâu vùng xa.
Áp dụng cho các cán bộ giáo viên tại các trường sư phạm, hoặc khoa sư phạm thuộc các tổ chức giáo dục như đại học, cao đẳng, trung học, trường cán bộ quản lý giáo dục, dạy môn chính trị tại các trường nghề hay trường trung học chuyên nghiệp.
Áp dụng cho các cán bộ giáo viên, giảng viên đảm nhận dạy môn khoa học Mác – Lênin tại các trường đại học và cao đẳng.
Áp dụng cho các giáo viên công tác và giảng dạy tại các trường mầm non, tiểu học tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, miền núi và hải đảo.
Bảng lương giáo viên bậc trung học cơ sở
Dựa theo Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT, các cán bộ, viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non sẽ áp dụng bảng lương giáo viên như trong Nghị định 204/2004/NĐ/CP. Cụ thể như sau:
Bảng lương giáo viên trung học cơ sở (Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính Phủ)
Bảng lương giáo viên bậc mầm non
Dựa theo Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT, các cán bộ, viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non sẽ áp dụng bảng lương giáo viên như trong Nghị định 204/2004/NĐ/CP. Cụ thể như sau:
Bảng lương giáo viên mầm non (Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính Phủ)
Phụ cấp thâm niên dành cho giáo viên
Theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 77/2021/NĐ-CP, phụ cấp thâm niên của giáo viên được quy định như sau:
Mức tiền phụ cấp thâm niên = (Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng) x Mức lương cơ sở x Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng.
Hệ số phụ cấp thâm niên của giáo viên thấp nhất là mức 5% khi có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm, sau đó, mỗi năm sẽ tăng thêm 1% khi đủ 12 tháng.
Cần phải lưu ý rằng thời gian tính phụ cấp thâm niên là khoảng thời gian giảng dạy có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, thời gian tham gia nghĩa vụ quân sự mà trước đó có được hưởng phụ cấp thâm niên nghề.
Các khoảng thời gian tập sự, nghỉ việc riêng không hưởng lương giáo viên liên tục tối thiểu 1 tháng, nghỉ thai sản, ốm đau vượt quá thời gian quy định, hay các khoảng thời gian bị đình chỉ, tạm giữ, tạm giam,…. sẽ không được tính để hưởng phụ cấp.
Trên đây là các thông tin liên quan đến lương giáo viên và bảng lương giáo viên mà Langmaster đã tổng hợp lại. Hy vọng bài viết đã giúp các bạn giải đáp thắc mắc của mình. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết nhé.
XEM THÊM: LANGMASTER TUYỂN DỤNG GIÁO VIÊN - ỨNG TUYỂN NGAY
Bảng lương giáo viên bậc tiểu học
Dựa theo Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT, các cán bộ, viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non sẽ áp dụng bảng lương giáo viên như trong Nghị định 204/2004/NĐ/CP. Cụ thể như sau:
Bảng lương giáo viên tiểu học (Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính Phủ)
Phụ cấp cho giáo viên công tác vùng khó khăn
Đối với các giáo viên công tác và giảng dạy tại các vùng khó khăn như vùng sâu vùng xa, vùng núi, vùng hải đảo, khu vực Trường Sa, Hoàng Sa, … sẽ được hưởng phụ cấp cho giáo viên công tác vùng khó khăn.
Theo quy định của Nhà nước tại Nghị định 76/2019/NĐ-CP, các giáo viên đang công tác và giảng dạy trực tiếp tại những vùng khó khăn sẽ được hưởng các loại phụ cấp như phụ cấp thu hút, phụ cấp công tác lâu năm, phụ cấp lưu động, trợ cấp lần đầu,….
Các giáo viên công tác tại khu vực khó khăn sẽ được hưởng phụ cấp thu hút theo công thức 70% lương giáo viên hiện hưởng cộng với các phụ cấp lãnh đạo, phụ cấp vượt khung nếu có.
Tuy nhiên, có một lưu ý rằng phụ cấp này chỉ ứng với thời gian thực tế làm việc không quá 05 năm, cụ thể là 60 tháng.
Dựa theo Điều 5 Nghị định 76/2019/NĐ-CP, phụ cấp công tác lâu năm cho các giáo viên công tác lâu năm được tính với công thức sau:
Mức phụ cấp công tác lâu năm = Lương cơ sở x Mức phụ cấp được hưởng
Lương cơ sở: Như đã phân tích trong những phân trên, lương cơ sở 1 tháng áp dụng từ sau ngày 1/7/2023 sẽ là 1,8 triệu đồng.
Khi giáo viên nhận công tác tại những vùng khó khăn như miền núi và hải đảo, sẽ nhận được một khoản trợ cấp bằng 10 tháng lương cơ sở hiện hành. Như vậy, các mức trợ cấp lần đầu trong năm 2023 là như sau:
Bên cạnh đó, trong trường hợp giáo viên có gia đình đi cùng thì sẽ có thêm phần trợ cấp bao gồm:
Lưu ý đối với khoản trợ cấp này đó là giáo viên sẽ chỉ nhận một lần duy nhất trong tổng thời gian nhận công tác tại khu vực khó khăn.
Nếu giáo viên đang phụ trách làm công tác xóa mù chữ và công tác phổ cập giáo dục, thường xuyên di chuyển đến các vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn, giáo viên sẽ được hưởng phụ cấp lưu động bên cạnh lương giáo viên với công thức mức lương cơ sở nhân hệ số 0,2
Như vậy, trong năm 2023, mức phụ cấp lưu động dành cho giáo viên tại những vùng khó khăn như sau: